Sharing, Tips, Clients Nam Le Sharing, Tips, Clients Nam Le

Chụp và quay phóng sự cưới | Lựa chọn nào là phù hợp?

Đối với nhiều cặp đôi, việc lựa chọn giữa chụp ảnh hay quay phóng sự cưới cũng quan trọng chẳng kém gì việc tìm cho mình bộ váy cưới, bộ vest, hay địa điểm tổ chức phù hợp.

Điều này thật dễ hiểu, bởi đám cưới là sự kiện chỉ diễn ra một lần trong đời, là cơ hội hiếm hoi có sự hiện diện đông đủ của các thành viên trong gia đình, họ hàng, bạn bè thân thiết.

Các cặp CDCR thường phân vân khi cần suy xét chọn lựa cho mình cách thức ghi nhận và lưu giữ lại tất cả những khoảnh khắc sum họp tuyệt vời ấy: chụp ảnh, quay phim hay cả 2 dịch vụ?

Đối với nhiều cặp đôi, việc lựa chọn giữa chụp ảnh hay quay phóng sự cưới cũng quan trọng chẳng kém gì việc tìm cho mình bộ váy cưới, bộ vest, hay địa điểm tổ chức phù hợp. Điều này thật dễ hiểu, bởi đám cưới là sự kiện chỉ diễn ra một lần trong đời, là cơ hội hiếm hoi có sự hiện diện đông đủ của các thành viên trong gia đình, họ hàng, bạn bè thân thiết. Các cặp CDCR thường phân vân khi cần suy xét chọn lựa cho mình cách thức ghi nhận và lưu giữ lại tất cả những khoảnh khắc sum họp tuyệt vời ấy: chụp ảnh, quay phim hay cả 2 dịch vụ?

Khoi Le Studios chia sẻ đến các bạn một vài khái niệm và yếu tố cơ bản của chụp và quay phóng sự cưới, từ đó có thể phần nào giúp cho các bạn tự tin hơn, dễ dàng hơn trong việc cân nhắc lựa chọn cách thức phù hợp với nhu cầu của bản thân. 

*Nhấn vào đây để hiểu hơn về phong cách chụp phóng sự cưới là gì?

  1. Thể loại phóng sự (Documentary approach)

99% hình chụp và quay phóng sự trong ngày cưới đều là tự nhiên, không chịu tác động bởi người quay và người chụp. Mọi sự kiện diễn ra trong ngày cưới sẽ được ghi nhận lại, từ khâu chuẩn bị cho đến khi tiệc đã tàn. Điểm thú vị của phong cách quay/chụp phóng sự là: ngoài việc khơi gợi cho bạn rất nhiều cảm xúc khi nhìn ngắm lại những khoảnh khắc hoàn toàn chân thật, tự nhiên đã diễn ra trong ngày cưới, đôi khi còn khiến bạn ngạc nhiên bất ngờ bởi những cảnh bạn chưa từng được tận mắt chứng kiến trong đám cưới của chính mình. Bạn sẽ được trải nghiệm điều này càng rõ ràng hơn nếu như ekip quay/chụp phóng sự cưới của bạn càng đông (Recommended for most indoor weddings: 2 photographers, 2 videographers), các photographers/videographers phụ có thể hỗ trợ bao quát toàn bộ không gian, thời gian, cảnh vật, con người xuất hiện trong đám cưới của bạn. 

Ngoài ra, xét về khía cạnh chuyên môn, người chụp và quay với phong cách phóng sự luôn có nhiều cơ hội sáng tạo và trải nghiệm mỗi đám cưới theo góc nhìn, cá tính riêng của họ, từ đó mà sản phẩm sẽ không bị rập khuôn, khác biệt và thú vị hơn.

1% còn lại chính là thời gian dành cho những bức ảnh truyền thống (nhìn vào ống kính) kỉ niệm cùng gia đình, bạn bè, hay vài bức ảnh nghệ thuật (Artistic Approach) cho CDCR. Đối với quay phim thì 1% sẽ phụ thuộc vào kịch bản dựng phim của người quay, ví dụ như lồng ghép những đoạn phỏng vấn CDCR. Thế nên các cặp đôi đừng lo lắng đến việc chọn phong cách phóng sự sẽ thiếu đi những hình ảnh truyền thống nhé. Mỗi thể loại đều có giá trị riêng nhất định của nó và việc phân chia tên gọi chỉ là cách để giúp cho khách hàng hiểu rõ hơn về tính chất của từng thể loại mà thôi.

2. Những bức hình tĩnh hay những thước phim động (Frame vs Experience) 

Một điều thú vị là đôi khi bạn có thể tận dụng những bức ảnh cưới của mình như những bức tranh nghệ thuật treo trong nhà, vừa mang tính chất kỉ niệm, lại vừa mang tính chất nghệ thuật. Những bức ảnh này đôi khi cũng chính là những vật lưu niệm để thế hệ con cháu sau này có thể biết về bạn. Ngoài ra, sử dụng những khung ảnh cũng là cách nhanh nhất để người thân có thể lưu giữ lại kỉ niệm của nhau và dễ dàng được nhìn ngắm hằng ngày. 

Tuy nhiên ảnh cưới cũng có những giới hạn nhất định. Sẽ có đôi lúc bạn muốn xem lại 1 chuỗi hành động đáng nhớ nào đó của hội bạn thân mà chỉ 1 bức ảnh tĩnh không thể diễn tả được hết sự đáng yêu lầy lội của họ; có những giây phút chia sẻ tâm sự của bố mẹ và người thân mà bạn muốn được nghe lại; hay những bài nhạc bạn đã dành hàng giờ để tạo 1 playlist dành riêng cho đám cưới của mình... Chính lúc này các thước phim sẽ đưa bạn về lại những cảm xúc của ngày hôm đó - điều mà 1 bức hình tĩnh kèm lời tự thuật sẽ không thể hiệu quả bằng việc cùng ngồi xem lại video ngày cưới. 

Mỗi thể loại chụp hay quay sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm khác nhau. Sẽ có những khoảnh khắc phù hợp để lưu lại thành một bức ảnh, nhưng cũng có những khoảnh khắc chỉ có chuyển động mới lột tả được hết cảm xúc của nó. Và đừng lo lắng rằng bạn sẽ không bao giờ lật lại những trang album hay xem lại những đoạn video ngày cưới của mình, bởi khi tới một thời điểm nhất định nào đó trong tương lai, khi bạn cần khơi gợi lại ký ức đẹp đẽ trong cuộc đời bạn, khi bạn muốn chia sẻ đến những người yêu thương xung quanh, hình ảnh hay những thước phim lúc ấy sẽ trở nên vô giá. Cùng với sự phát triển của công nghệ hiện nay như “See Your Memories” của Facebook thì chắc hẳn bạn sẽ có vô số những điều thú vị được FB nhắc lại “on this day” của những ngày tháng xưa cũ. 

3. Yếu tố thời gian (Time factor)

Với hình chụp bạn có thể xem lướt qua mọi lúc, mọi nơi; bạn có thể xem bất cứ khoảnh khắc nào tùy thích mà không cần phải theo thứ tự nhất định nào cả. Trừ khi bạn xem trực tiếp hình của mình trên trang web của nhiếp ảnh gia phóng sự của bạn. Lúc đó những bức hình đã được sắp đặt theo thứ tự có ý đồ để kể một câu chuyện trọn vẹn trong ngày cưới của bạn theo cách cảm nhận riêng của nhiếp ảnh gia đó. 

Để xem lại thước phim ngày cưới đòi hỏi nhiều thời gian hơn. Độ dài trung bình của một video cưới phóng sự dao động từ 3-10 phút (tùy vào độ dài và chương trình ngày cưới). Bạn sẽ khó cảm nhận trọn vẹn những khoảnh khắc trong ngày cưới nếu vừa xem vừa tua nhanh hay nhảy cảnh chỉ để xem một vài highlights nhất định. Điều làm cho thước phim đặc biệt chính là sự hòa hợp giữa cảnh quay và âm nhạc được sử dụng. Mỗi một lần chuyển cảnh trong video đều được người quay cân chỉnh sao cho khớp với giai điệu bài nhạc, cảnh nào phù hợp với nhạc nhẹ nhàng, cảnh nào phù hợp với nhạc mạnh mẽ để khơi gợi nên cảm xúc đúng lúc đúng chỗ. Tất cả đều có ý đồ của người quay, nhưng vẫn đảm bảo truyền tải được đúng câu chuyện diễn ra trong ngày cưới một cách tự nhiên và chân thật nhất. Có thể ví người quay phóng sự cưới như đạo diễn phim, để có thể duy trì sự hấp dẫn của thước phim đến người xem đòi hỏi rất nhiều kĩ năng khác nhau mà người quay đã phải chuẩn bị từ trước lúc quay cho đến giai đoạn hậu kì. 

4. Kĩ thuật quay và chụp phóng sự (Technical)

Để có thể giúp cho một bức hình tĩnh truyền tải được cảm xúc tối đa đến người xem, một photographer chuyên nghiệp phải biết cách nắm bắt chuẩn xác thời điểm để bắt đầu bấm nút chụp liên tục cho đến khi ngưng chụp. Trong số hàng chục, có khi là hàng trăm bức hình chụp được đối với mỗi khoảnh khắc chỉ diễn ra trong tích tắc như vậy, người chụp phóng sự cuối cùng chỉ lựa chọn ra 1 tấm tốt nhất để tránh gây trùng lặp cho cả một album. Bức hình đó sẽ tạo được ấn tượng và cảm xúc mạnh mẽ nhất dù chỉ là một bức hình tĩnh. Ngoài ra, hình tĩnh còn có tác dụng ngưng đọng thời gian, giúp cho người xem có thời gian để ngắm kỹ các chi tiết nhỏ trong bức hình một cách tỉ mỉ hơn.

Khác với chụp, quay phim tạo ra sự mềm mại trong chuyển động và khoảnh khắc. Và để nắm bắt được đỉnh điểm của khoảnh khắc thì người quay phải biết tính thời gian để nhấn nút quay trước khi khoảnh khắc đó diễn ra, thay vì bắt ngay tại thời điểm khoảnh khắc diễn ra như đối với người chụp. Quay phim còn giúp cho các cặp đôi khám phá rõ nét hơn thói quen sống, cử chỉ, hành động, hay phản ứng, biểu cảm của mình thông qua sự chuyển động của cơ thể.

Tuy có những nét khác nhau, cả 2 thể loại với phong cách phóng sự đều đòi hỏi người chụp và quay phải hoạt động liên tục và ghi nhận rất nhiều thông tin. Chỉ có 20% trong số thông tin đó được sử dụng để tạo ra sản phẩm chất lượng cuối cùng. Tuy 80% thông tin kia không được sử dụng, nhưng nếu không có sự ghi nhận những khoảng trước và sau của 1 chuỗi hành động, sự kiện thì sẽ khó mà có được 20% chất lượng tốt nhất cho sản phẩm cuối. Chính vì vậy đối với phong cách phóng sự, việc lựa chọn hình ảnh, đoạn phim mang lại cảm xúc tốt nhất cũng sẽ mất nhiều thời gian và công sức của các photographers/videographers hơn. 

5. Khoi Le Studios Recommendation

Nếu bạn thực sự chỉ có khả năng lựa chọn 1 trong 2 dịch vụ, dù là bạn chọn chụp hay quay phóng sự cưới, chỉ cần bạn có thể chọn đúng người và phù hợp với phong cách của bạn, chắc chắn rằng bạn sẽ nhận được sản phẩm chất lượng xứng đáng với niềm tin bạn đã trao cho họ. 

*làm sao để tìm một nhiếp ảnh gia có thể chụp phóng sự tốt?

Còn đối với Khoi Le Studios, lời khuyên dành cho bạn là nên chọn cả 2 dịch vụ nếu có thể. Sự kết hợp của cả 2 sẽ là yếu tố cộng hưởng giúp cho những khoảnh khắc trong ngày cưới của bạn được lưu giữ một cách đầy đủ và sống động hơn. Để nhiều năm sau nhìn lại, những hình ảnh và thước phim này sẽ khơi gợi lại trong bạn những ký ức đẹp suốt hành trình lên kế hoạch cho đến khi ngày cưới diễn ra. Những người thân trong gia đình sẽ không thể ở bên cạnh bạn mãi mãi, nhưng bạn đã có những hình ảnh đẹp nhất, tình cảm nhất của họ tồn tại mãi theo thời gian. Và rồi con cháu bạn sẽ có cơ hội được cảm nhận và trải nghiệm đám cưới của bạn thông qua những hình ảnh đã được lưu lại một cách chân thật ấy. 

Lưu giữ ký ức - dành cho bạn, dành cho những người thân yêu và dành cho con cháu của bạn! Đó là những gì hình và phim phóng sự cưới đem lại trong ngày trọng đại của bạn. 

-------------------------------------------------

Hãy liên hệ ngay với Khoi Le Studios để được tư vấn kỹ hơn về những thắc mắc của bạn.

CONTACT INFO:
FB: m.me/khoilestudios
FAQ: https://khoilestudios.com/faq
Web: www.khoilestudios.com/contact-1
Email: hello@khoilestudios.com
Hotline: (+84)903 366 669

*ƯU ĐÃI MÙA CƯỚI CÙNG KHOI LE STUDIOS





Read More
Tips, Sharing Khoi Le Tips, Sharing Khoi Le

Tại sao nên chọn chụp phóng sự cưới?

Phóng sự cưới là gì? Tại sao lại nên cân nhắc lựa chọn một nhiếp ảnh gia cưới chụp theo phong cách phóng sự cho ngày cưới của các bạn?

Bài viết này sẽ giúp bạn có câu trả lời cho những gì mà bạn đang lăn tăn bấy lâu nay :)

ẢNH PHÓNG SỰ CƯỚI LÀ GÌ?

Trước khi trả lời ảnh phóng sự cưới là gì, mình có một gợi ý thế này cho mọi người dễ hình dung: các bạn hãy tưởng tượng rằng tại thời điểm bạn đang lên kế hoạch cho đám cưới thì thế giới chưa có phát minh ra máy ảnh hay máy quay phim, khái niệm nhiếp ảnh và điện ảnh là một cái gì đó lạ lẫm. Mọi thứ khác trong sự kiện đều diễn ra bình thường và không có cách nào để ghi nhận lại những gì đã diễn ra trong đám cưới của các bạn. Cái các bạn có được chính là kí ứccâu chuyện được kể lại từ những người xung quanh.

Marcos_Ana-97.jpg

Lúc đó bạn hãy hình dung đám cưới của bạn sẽ diễn ra như thế nào? Bạn sẽ làm gì vào buổi sáng? Bạn có muốn thức dậy sớm hơn thường ngày? Bạn có đặt lịch làm tóc, trang điểm? Những người bạn thân và gia đình của bạn có tụ tập đông đủ và tất bật chuẩn bị đám cưới giúp bạn?  Hay bạn thuộc tuýp người muốn tự làm mọi thứ một cách chu đáo và tỉ mỉ? Bạn có cần ai phụ bạn mặc váy cưới? Tâm trạng bạn ra sao trong lúc trang điểm? Khi hai bạn trao nhẫn cho nhau?...

Hãy nghĩ về những câu hỏi này và nghĩ đến cả cách vị hôn phu nhìn bạn, nụ cười trên mặt anh ấy, gương mặt đôi lúc ngượng ngùng, xúc động rơi nước mắt, những cuộc trò chuyện với những người bạn tuyệt vời xung quanh mình và những cái ôm khiến cho vai của bạn mỏi nhừ vào sáng hôm sau… Hãy nghĩ xem bố mẹ mình sẽ trông như thế nào trong ngày cưới của bạn, lúc bạn đang trên lễ đường họ đang như thế nào? Nghĩ về những người bạn thân và một buổi tiệc ấm cúng hay quẫy tưng bừng….

Nếu các bạn đã nghiêm túc nghĩ về giả định của mình và các bạn đã hình dung ra được những khoảnh khắc đó, bạn sẽ thấy là không một ai sắp đặt bạn đứng đâu, làm gì, không một ai nói bạn sẽ tạo dáng thế nào, và những khoảnh khắc là hoàn toàn tự nhiên, chân thật trong ngày cưới của bạn, xong hãy đóng khung nó lại và cho vào một album thì các bạn sẽ có một album ảnh phóng sự cưới.

Nói cách khác chụp ảnh cưới theo tinh thần phóng sự sẽ ghi nhận được những khoảnh khắc chân thật và các mối quan hệ thân thiết xoay quanh bạn, mà qua đó bộc lộ được cá tính của bạn trong ngày cưới của mình. Các bạn sẽ không phải rập khuôn theo một công thức nào, chỉ nên là chính mình, tận hưởng ngày trọng đại trong cuộc đời mình một cách trọn vẹn.


Thời gian bạn dành cho các hoạt động yêu thích càng nhiều thì bạn càng nhận được nhiều hình ảnh phản chiếu con người và tính cách của bạn. Vì hiểu đơn giản thì phóng sự cưới là cách kể chuyện bằng hình ảnh chân thật và khách quan nhất. 

Ngày nay có rất nhiều khách hàng biết đến tên gọi ‘ảnh phóng sự cưới’. Nếu như các bạn còn mơ hồ chưa rõ ảnh phóng sự cưới cụ thể là gì hoặc nó có phù hợp với nhu cầu của các bạn không thì các bạn có thể tham khảo thêm bài viết“Các phong cách chụp ảnh phóng sự cưới” để hiểu rõ hơn về thể loại ảnh cưới mới mẻ này.

LÝ DO CÁC BẠN NÊN CHỌN MỘT NHIẾP ẢNH GIA CHỤP ẢNH PHÓNG SỰ CƯỚI :

Sau khi đã có cái nhìn sơ bộ về phong cách chụp ảnh phóng sự cưới, thì đây sẽ là những lý do tại sao chúng ta lại nên cân nhắc lựa chọn một nhiếp ảnh gia chụp phóng sự cưới cho đám cưới của mình:

  • Những bức ảnh phóng sự cưới nhiều lúc đem đến cho bạn những khoảnh khắc và cảm xúc vô giá. Nó diễn tả tinh thần và không khí của ngày cưới, nơi mà tình yêu luôn đong đầy và cảm xúc luôn mãnh liệt hơn bao giờ hết khi đó cũng là dịp gia đình và bạn bè có cơ hội tụ họp sum vầy.


  • Chọn lựa được một nhiếp ảnh gia cưới chụp đúng phong cách phóng sự sẽ giúp bạn có thể thoải mái với mọi hoạt động, tự do làm bất cứ gì bạn muốn trong suốt ngày cưới của mình. Không ai yêu cầu bạn phải liên tục tạo dáng, sẽ phải đứng ở đâu, làm gì và không được làm gì... thay vào đó bạn sẽ có toàn thời gian để tận hưởng đám cưới của mình, trò chuyện cùng bạn bè, làm những gì cả hai cùng thích hay đơn giản là cười to sảng khoái hoặc mắt ngấn lệ vì xúc động. Sẽ không ai bắt bạn lau nước mắt và tươi cười ngay lập tức.

Natalie & Miles -1-265.jpg

  • Đám cưới nhiều lúc sẽ diễn ra rất nhanh với nhiều tình huống, sẽ rất tuyệt khi có ai đó thầm lặng theo dõi, ghi nhận lại những khoảnh khắc của bạn mà không liên tục nhắc nhở bạn phải làm gì. Sẽ không ai yêu cầu, gợi ý bạn hoặc can thiệp vào những khoảnh khắc quan trọng chỉ diễn ra một lần trong đời bạn.

H-P-368.jpeg


  • Bằng cách tiếp cận thầm lặng, nhiếp ảnh gia phóng sự sẽ có thể ghi nhận được nhiều khoảnh khắc đặc biệt. Cách tiếp cận này thường sẽ có được nhiều hình ảnh giàu cảm xúc (như mẹ bạn đang lau nước mắt khi thấy bạn bước ra sảnh cưới hay hình ảnh chú rể xúc động mạnh khi lần đầu tiên nhìn thấy bạn trong chiếc váy cưới tinh khôi trong tay cha mình, bước đến chuẩn bị trao con gái cho mình...)

Leighton+-+Joycelyn_Cere-207 (1).jpg


  • Có những lúc mình đi dự tiệc cưới với tư cách khách mời, mình thường thấy các nhiếp ảnh gia hay bỏ máy xuống hoặc đi ra ngoài đứng nói chuyện sau khi CDCR vừa làm lễ xong và họ bỏ lỡ những khoảnh khắc hay ho quan trọng. Trong khi đó, một nhiếp ảnh gia cưới chụp phóng sự, họ thường sẽ tiếp tục tìm kiếm và không bỏ lỡ cơ hội chụp lại những biểu cảm đa dạng của những người bạn thân, những nụ cười, cử chỉ hạnh phúc của khách mời dành cho CDCR.

Jon-Hieu_Cere-84.jpg

  • Đám cưới chỉ diễn ra 1 lần trong đời, mọi thứ có thể diễn ra rất nhanh. Vì thế tại thời điểm bạn cảm thấy không chắc chắn về một điều gì đó hay mong muốn đặc biệt gì, nhiếp ảnh gia vẫn có thể cho bạn một số lời khuyên.

NẾU NHƯ TÔI MUỐN CHỤP HÌNH CHÂN DUNG BÊN CẠNH NHỮNG BỨC HÌNH TỰ NHIÊN?

  • Trái ngược với những gì mọi người thường nghĩ, hầu hết các nhiếp ảnh gia phóng sự đều rất sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu về hình truyền thống và chân dung gia đình, nhóm. Mình luôn khuyến khích các cặp đôi dành ra khoảng 15-25 phút cho các bức hình chân dung cùng gia đình và bạn bè. Điều này giúp mình bảo đảm rằng mỗi khách mời dự đám cưới đều ít nhất có mặt trong hình được chụp. Như mình đã có đề cập ở bài viết các phong cách chụp ảnh phóng sự cưới thì một nhiếp ảnh gia chụp phóng sự cưới không có nghĩa là bạn chỉ chụp những bức hình tự nhiên. Hầu hết tất cả wedding photographers, kể cả photojournalists (nhiếp ảnh gia chụp hoàn toàn theo phong cách phóng sự báo chí), đều chụp chân dung. Mình đã từng có cơ hội chụp nhiều đám cưới với một vài nhiếp ảnh gia tài năng, nổi tiếng thế giới và họ cũng tạo dáng cho CDCR cho vài shoot hình.

KLS_9780-Edit.jpg
  • Ảnh chân dung khá là quan trọng vì tất cả chúng ta đều muốn được chụp ảnh. Chắc chắn ai trong chúng ta cũng đã từng có ít nhất một vài lần chụp những bức ảnh kỉ niệm chung với bạn bè, người thân trong gia đình và chúng ta đều vui với những tấm hình kỉ niệm, tạo dáng cùng nhau nên sẽ rất bình thường khi CDCR mong chờ những tấm chụp truyền thống trong ngày cưới. Do đó dù là một nhiếp ảnh gia chụp ảnh phóng sự cưới không có nghĩa là các bạn không bao giờ chụp những tấm ảnh truyền thống. Đừng bao giờ từ chối hoặc đùn đẩy trách nhiệm chụp những tấm ảnh chân dung cho người khác.

Elissa_-_Renae_363.jpg

LÀM SAO ĐỂ TÌM RA MỘT NHIẾP ẢNH GIA CÓ THỂ CHỤP PHÓNG SỰ TỐT?

  • Ảnh phóng sự cưới là một cách kể chuyện hay tường thuật sự kiện trong ngày cưới mà CDCR hay bất kì ai đều không chịu sự chỉ dẫn hay yêu cầu tạo dáng từ phía nhiếp ảnh gia. Những nhiếp ảnh gia chụp theo tinh thần phóng sự thường có hiện diện lặng lẽ, cho phép họ nắm bắt những khoảnh khắc tự nhiên (không dàn dựng, sắp đặt) và thỏa sức sáng tạo của họ mà không làm thay đổi khung cảnh vốn có. Chất lượng của một bức hình phụ thuộc vào kĩ năng của mỗi nhiếp ảnh gia từ cách họ chọn thời điểm bấm máy, cách họ phân tích khung cảnh cho đến thói quen sử dụng các thiết bị của họ. Ảnh phóng sự cưới đòi hỏi rất nhiều về kỹ năng chờ đợi, sức sáng tạo và phản xạ, nghĩ nhanh làm nhanh.

  • Một dấu hiệu để nhận biết một nhiếp ảnh gia có chụp theo phong cách phóng sự cưới là khi việc bạn nhìn vào portfolio của họ và thấy được những bức hình với nhiều cảm xúc mạnh và các khoảnh khắc độc đáo, không trùng lặp với các đám cưới khác, hình ảnh cũng đa dạng về cảm xúc. Bạn cũng có thể cảm nhận được như thể bạn đã từng là một phần trong chuỗi sự kiện đầy cảm xúc đó.

  • Nhiếp ảnh gia phóng sự cưới thường hay sử dụng ánh sáng tự nhiên. Điều này không có nghĩa là không được sử dụng flash trong hình phóng sự. Tuy nhiên trong thể loại phóng sự yêu cầu khả năng thích nghi với sự thay đổi ánh sáng liên tục mà không bị phụ thuộc vào flash. Khi nhìn vào portfolios, bạn hãy tìm kiếm xem có nhiều hình với nhiều nguồn ánh sáng khác nhau không. Bạn sẽ thấy các bức hình được xử lý ánh sáng rất tốt dù là trong nhà, thời điểm chạng vạng hay mặt trời lên cao tạo ánh sáng ven vào chủ thể.

  • Một nhiếp ảnh gia phóng sự thường sẽ tìm kiếm những vị trí thuận lợi khác nhau để ghi nhận lại sự kiện ở một góc nhìn độc đáo hơn. Ví dụ như mình thường tìm cho mình góc thấp gần mặt đất khi chụp một nhóm bạn đứng hay di chuyển cùng nhau. Hay khi có 1 đám đông đang nhảy múa, mình sẽ  hòa mình vào giữa cuộc vui. Ý của mình là muốn cho người xem hình dung được “bạn đang là một phần của chuỗi sự kiện, hành động” ngay tại thời điểm đó là như thế nào.

  • Nếu hầu hết các photographer’s portfolio bạn xem đều khá giống nhau theo phong cách như ảnh hơi dư sáng, hình xóa phông, nhiều tấm tạo dáng giống nhau, thì có thể họ không phải là những nhiếp ảnh gia phóng sự cưới. Tương tự vậy, những hình chụp người nhìn thẳng vào ống kính hoặc đa phần toàn hình chụp trang trí, nhẫn, bánh kem, giày, váy cưới được sắp đặt vào nhiều góc khác nhau… thì đó cũng không phải là hình phóng sự.

  • Nhiếp ảnh gia phóng sự cưới là những người dùng ảnh để kể chuyện. Kể câu chuyện của ngày cưới có nghĩa là ghi nhận và tái hiện lại khoảnh khắc quan trọng (như khâu chuẩn bị, nụ hôn, first dance hoặc những cảnh di chuyển tới địa điểm kế tiếp) trong ngày trọng đại bằng hình ảnh mà không có sự sự can thiệp hay phải bắt CDCR thực hiện thao tác lại bất cứ hành động gì.

KẾT LUẬN

Ngày nay không khó để bạn có thể tìm thấy một nhiếp ảnh gia chụp ảnh cưới hoặc các studio chụp ảnh cưới và giới thiệu rằng họ đang chụp theo phong cách phóng sự cưới. Nhưng có một điều chắc chắn rằng không phải nhiếp ảnh gia cưới nào cũng là người chụp phóng sự cưới hoặc hiểu được thế nào là chụp phóng sự cưới.

Nếu hình phóng sự là những gì bạn muốn, đừng tin tưởng hoàn toàn vào công cụ google. Hãy dành 1 chút thời gian xem qua nhiều portfolios khác nhau và tìm những bức hình mang lại cho bạn được  cảm giác, cảm xúc đã diễn ra ở tại thời điểm đó. 

Khoi Le Studios tự hào là một team gồm 5 wedding photographers chụp cưới, theo đuổi tinh thần phóng sự. Chúng mình hiểu rõ được phóng sự cưới là gì cũng như hiểu rõ những mong muốn của khách hàng để đem lại những bức ảnh đẹp nhất, trọn vẹn và ý nghĩa nhất cho các bạn.

Hãy liên lạc ngay với chúng mình nếu các bạn muốn được toàn tâm toàn ý tận hưởng một đám cưới đáng nhớ mà không phải lo lắng gì về mặt hình ảnh nhé 🙂

Read More
Tips, Sharing Tuan Huynh Tips, Sharing Tuan Huynh

Phóng sự cưới là gì? Các phong cách chụp ảnh phóng sự cưới hiện nay

Thời gian gần đây chụp “phóng sự cưới” được nhắc tới và phổ biến rộng rãi hơn. Dễ thấy rất nhiều wedding photographer đã sử dụng cụm từ này để mô tả công việc của họ, đôi lúc nó chính xác, nhiều lúc thì không.

Vậy thì “phóng sự cưới” thật sự được định nghĩa như thế nào và phong cách mà các bạn đang chụp có đúng là phóng sự cưới không? Đây có thực sự là phong cách mà khách hàng mong muốn cho ngày cưới của mình hay không?

Thời gian gần đây chụp “phóng sự cưới” được nhắc tới và phổ biến rộng rãi hơn. Dễ thấy rất nhiều wedding photographer đã sử dụng cụm từ này để mô tả công việc của họ, đôi lúc nó chính xác, nhiều lúc thì không. Vậy thì “phóng sự cưới” thật sự được định nghĩa như thế nào và phong cách mà các bạn đang chụp có đúng là phóng sự cưới không? Đây có thực sự là phong cách mà khách hàng mong muốn cho ngày cưới của mình hay không?

Một thời gian dài mình cũng loay hoay chẳng biết dùng từ nào cho đúng do tiếng Việt mình chỉ có mỗi từ phóng sự cưới, tuy nhiên khi tìm hiểu các tài liệu tiếng Anh, có 2 từ khác nhau để diễn tả phong cách này: “Wedding photojournalism”, “Wedding documentary”. Các bài viết tiếng Việt về ảnh phóng sự cưới hầu hết cũng là những bài viết qua loa, sơ sài hoặc viết để PR, không định nghĩa đúng chuyên môn cho từng từ cụ thể. Do đó mình quyết định viết bài này để mọi người có thể có cái nhìn rõ ràng hơn, cụ thể hơn về ảnh phóng sự cưới. Bài viết này dành cho tất cả các bạn wedding photographer còn đang mơ hồ mông lung trong việc định nghĩa những việc mình đang làm cũng như dành cho tất cả khách hàng đang quan tâm đến ảnh phóng sự cưới.

Để hiểu phóng sự cưới là gì, trước hết mình cần hiểu photojournalism, documentary và reportage là gì? Cả ba thể loại nhiếp ảnh này đều có cùng một điểm chung đó là dùng hình ảnh để kể lại một câu chuyện, tuy nhiên, mỗi thể loại lại có khác biệt ít nhiều:

  • Photojournalism (mình tạm dịch là “ảnh phóng sự báo chí”): là thể loại ảnh ghi nhận lại hành động của ‘con người’ tại một thời điểm nào đó trong cuộc sống của họ một cách ‘chân thật’ nhất. Tính trung thực, tính khách quan phải được đặt lên hàng đầu đối với thể loại ảnh này, nhiếp ảnh gia không được phép tái tạo lại sự việc hay tác động lên những gì đã và đang diễn ra. Mục đích của ảnh phóng sự báo chí là giúp cho người xem có một cái nhìn chính xác nhất về chủ thể tại một thời điểm nhất định. Nhiếp ảnh gia chụp thể loại phóng sự báo chí thường phải là phóng viên ảnh được đào tạo chính quy. Photojournalism cũng hạn chế tối đa việc chỉnh sửa, ghép ảnh, cắt xóa người ra khỏi khung ảnh… Ảnh phóng sự báo chí được dùng để đăng báo, chú trọng đến cảm xúc nhân vật, chủ thể, cần đảm bảo tính trung thực, khách quan và tức thời!

Ghaziveram, Cyprus 1964. A Turkish woman mourns her dead husband, a victim of the Cyprus Civil War between Greek Cypriotes and Turkish CypriotesDon McCullin

Ghaziveram, Cyprus 1964. A Turkish woman mourns her dead husband, a victim of the Cyprus Civil War between Greek Cypriotes and Turkish Cypriotes

Don McCullin

  • Reportage (gọi đầy đủ là reportage photography, là một nhánh nhỏ của photojournalism, mình tạm dịch là “ảnh phóng sự thực tế”): là một thể loại ảnh bắt nguồn từ ảnh phóng sự báo chí tuy nhiên thường hướng đến những sự kiện diễn ra trong khoảng thời gian ngắn (trong vòng 1 hoặc vài ngày) ví dụ như đám cưới, sự kiện văn hóa hoặc một sự kiện thể thao (Các bạn thường thấy phóng viên chụp bóng đá đeo bảng tên ‘Reporter'…). Khác với ảnh báo chí, ảnh reportage có thể được chụp bởi bất kỳ ai, với bất kỳ công cụ nào, miễn sao đảm bảo tính tức thời, tính nóng hổi của sự kiện được chụp. Ảnh reportage cũng có thể được dùng để đăng báo nhưng hầu hết là dùng để phục vụ nhu cầu về hình ảnh có liên quan đến sự kiện diễn ra.

The Summer Olympic Games: Runners in the men's 1500m event stride past the Los Angeles Coliseum (11 August, 1984) José Azel

The Summer Olympic Games: Runners in the men's 1500m event stride past the Los Angeles Coliseum (11 August, 1984)
José Azel

  • Documentary (gọi đầy đủ là Documentary photography, mình tạm dịch là “ảnh tư liệu”): đây là thể loại ảnh gần gũi với ảnh phóng sự báo chí tuy nhiên không đòi hỏi khắt khe như ảnh báo chí. Nhân vật trong ảnh documentary có thể chịu một ít tác động của người chụp, khung cảnh và ánh sáng cũng có thể được thay đổi, cải tạo ‘một chút’ cho phù hợp với nội dung, ý tưởng mà người chụp muốn truyền tải. Ảnh tư liệu có thể là ảnh đơn hoặc ảnh bộ và có tính chất lưu trữ, theo thời gian sẽ ngày càng có giá trị. Ảnh tư liệu thường là những bức ảnh chân dung nhân vật, dòng chảy cuộc sống hoặc vấn đề đương đại, nếu là ảnh bộ thì trình tự các bức ảnh được sắp xếp có chủ đích và có thể được chụp trong thời gian tương đối dài (có những bộ ảnh tư liệu chụp suốt nhiều năm liền) liên quan đến các dự án dài hơi với nhiều câu chuyện phức tạp hơn trong khi ảnh phóng sự lại liên quan đến những câu chuyện có tính thời sự, tin tức hơn. 

VẬY ẢNH PHÓNG SỰ CƯỚI LÀ GÌ? CÓ NHỮNG PHONG CÁCH CHỤP ẢNH PHÓNG SỰ CƯỚI NÀO?

  • Thứ nhất đó phải là ảnh cưới tức là những bức ảnh đẹp (cả về hình thức lẫn nội dung) được chụp trong ngày cưới, thoả mãn những nhu cầu của CDCR, lưu giữ lại những gì đã diễn ra trong ngày cưới của họ.

  • Tuy nhiên không phải bức ảnh đẹp nào được chụp trong đám cưới cũng là ảnh phóng sự cưới bởi đã từ lâu rồi mọi người vẫn chụp những bức ảnh truyền thống trong đám cưới, tức là có một nhiếp ảnh gia đến với đám cưới của các bạn và hướng dẫn bạn phải làm thế nào, phải tạo dáng thế nào, đứng đâu làm gì... để chụp và lưu giữ lại những gì đẹp nhất trong ngày cưới.

  • Ảnh phóng sự cưới không giống như ảnh cưới truyền thống bởi nó chịu sự ảnh hưởng của ảnh phóng sự báo chí. Nhiếp ảnh gia chụp thể loại phóng sự cưới sẽ tập trung khai thác một cách chân thật nhất có thể những khoảnh khắc, cảm xúc và sự kiện diễn ra trong ngày cưới.


Như vậy, tuỳ thuộc vào thể loại mà nhiếp ảnh gia chịu ảnh hưởng thì ảnh phóng sự cưới có thể chia ra các trường phái khác nhau:

  • Nếu nhiếp ảnh gia cưới chịu ảnh hưởng bởi phóng sự báo chí (photojournalism), họ sẽ chụp phóng sự cưới theo hướng thuần phóng sự báo chí, tức là đề cao tính hiện thực khách quan, không can thiệp sắp đặt, thay đổi bất cứ thứ gì trong đám cưới kể cả ánh sáng. Họ sẽ không treo giày treo váy của cô dâu lên để chụp trừ khi cô dâu tự treo thì họ sẽ chụp theo cách nhìn của họ. Các nhiếp ảnh gia cưới đi theo phong cách này sẽ phù hợp với những khách hàng yêu sự chân thật, hiểu và trân trọng giá trị cũng như ý nghĩa lâu dài của những hình ảnh mộc mạc, chân thật nhưng giàu ý nghĩa.

  • Nếu nhiếp ảnh gia cưới chịu ảnh hưởng bởi ảnh tư liệu (documentary), họ sẽ có không gian để sáng tạo nhiều hơn, chụp được những bức ảnh độc đáo và đẹp mắt hơn. Bởi họ có thể thay đổi khung cảnh thực tế một tí, dùng ánh sáng đèn flash một cách linh hoạt để tạo ra được những bức ảnh không chỉ có kể chuyện mà còn đẹp về hình thức. Tuy nhiên các nhiếp ảnh gia theo trường phái này vẫn phải tôn trọng sự thật và chỉ can thiệp một cách tối thiểu vào đám cưới của khách hàng. Nếu can thiệp và sắp xếp quá nhiều họ sẽ không khác gì những người tổ chức đám cưới. Các nhiếp ảnh gia cưới đi theo phong cách này sẽ phù hợp với những khách hàng thích có sự thoải mái trong đám cưới của mình nhưng cũng muốn có những bức ảnh đẹp mắt và độc đáo.

Thật ra hiện nay dù là nhiếp ảnh gia cưới đi theo phong cách thuần phóng sự báo chí, họ vẫn phải có những lúc điều khiển khách hàng của mình trong những lúc chụp ảnh chân dung CDCR (portrait session) hay chụp ảnh gia đình (family shot, group shot) và đó là sự khác biệt lớn nhất của ảnh phóng sự cưới với ảnh phóng sự báo chí. 

Một nhiếp ảnh gia chụp phóng sự cưới giỏi sẽ biết cân bằng tốt giữa việc ghi lại những sự việc, cảm xúc một cách chân thật nhất với việc tạo ra những bức ảnh đẹp mắt. Tuy nhiên cần xác định rõ đâu là phong cách của mình và chân thật thẳng thắn với khách hàng, chứ đừng ngộ nhận hoặc gây nhầm lẫn cho khách. Khách hàng cũng cần nắm rõ định nghĩa mỗi loại để lưa chọn đúng nhiếp ảnh gia và có được sản phẩm như mong muốn.

KẾT LUẬN

Phóng sự cưới ở VN đa số (mình nghĩ là 99%) là Wedding Documentary bởi hầu hết các wedding photographer sẽ có tác động ít nhiều vào khách hàng, cải tạo ánh sáng, retouch, cắt crop, chỉnh màu sản phẩm hoàn thiện… Tuy nhiên các bạn chụp theo phong cách nào cũng cần lưu ý là mục đích cuối cùng là dùng ảnh để kể lại câu chuyện đám cưới của khách hàng chứ không phải các bạn tự dàn dựng sắp xếp mọi thứ theo ý tưởng của mình, rồi thêm vào đó một vài tấm chụp váy, chụp giày, chụp nhẫn… và gọi nó là ảnh phóng sự cưới.

Khi làm việc với môi trường quốc tế, khách hàng nước ngoài hoặc với những khách hàng có hiểu biết về nhiếp ảnh thì khi xem qua website / portfolio của bạn họ sẽ có sự đánh giá cao nếu bạn chọn đúng cách mô tả công việc của mình. Mong là bài viết này sẽ giúp các bạn photographer có cái nhìn toàn diện hơn về ảnh phóng sự cưới cũng như có những mô tả đúng hơn về tính chất công việc của mình.

Về phía khách hàng, thật ra các bạn cũng không cần tìm hiểu quá kỹ đến các phong cách ảnh phóng sự cưới nếu không có yêu cầu khắc khe về hình ảnh. Mình nghĩ khách hàng chỉ cần quan tâm đến portfolio của photographer mà họ yêu thích, xem qua nhiều bộ ảnh mà họ chụp để xem có phù hợp với sở thích và yêu cầu của mình hay không. Các bạn khách hàng cũng có thể tham khảo Những tổ chức ảnh cưới nổi tiếng trên thế giới nơi mà các bạn có thể có cái nhìn tổng quát hơn về các phong cách ảnh cưới cũng như tìm cho mình một photographer phù hợp và được chứng nhận bởi các hội đồng có chuyên môn.

Mọi người cũng có thể tham khảo bài viết “TẠI SAO NÊN CÂN NHẮC LỰA CHỌN MỘT NHIẾP ẢNH GIA CHỤP PHÓNG SỰ CƯỚI” để có cái nhìn sâu hơn về việc chụp ảnh phóng sự cưới nhé :)

Cám ơn các bạn đã quan tâm đến những bài viết của Khoi Le Studios. Mình hoan nghênh việc các bạn chia sẻ những bài viết này nhưng vui lòng trích dẫn nguồn giúp mình nhé. Mình cám ơn.

Read More
Khoi Le Workshop, Personal, Sharing Khoi Le Khoi Le Workshop, Personal, Sharing Khoi Le

Cách đồng bộ hoá thời gian chụp trên nhiều máy ảnh khác nhau sau khi chụp phóng sự cưới

Bạn vừa trở về nhà sau khi đi chụp xong một bộ ảnh phóng sự cưới tuyệt vời cùng với 2nd shooter của bạn, mỗi người sử dụng 2 máy ảnh, tổng cộng 4 máy ảnh, chụp cả ngàn file…

Bạn sung sướng vì nghĩ đến việc sẽ có một bộ ảnh tuyệt vời, bạn hào hứng copy toàn bộ file vào máy tính và rồi các bạn như muốn phát điên lên khi nhận ra mình đã quên đồng bộ giờ chụp giữa các máy ảnh với nhau

nên bây giờ không có cách nào sắp xếp các file chụp theo đúng trình tự thời gian của đám cưới…

Đừng lo, bài viết này sẽ giúp các bạn giải quyết vấn đề này một cách nhẹ nhàng :)

Lời nói đầu:

Bạn vừa trở về nhà sau khi đi chụp xong một bộ ảnh phóng sự cưới tuyệt vời cùng với 2nd shooter của bạn, mỗi người sử dụng 2 máy ảnh, tổng cộng 4 máy ảnh, chụp cả ngàn file… Bạn sung sướng vì nghĩ đến việc sẽ có một bộ ảnh tuyệt vời, bạn hào hứng copy toàn bộ file vào máy tính và rồi các bạn như muốn phát điên lên khi nhận ra mình đã quên đồng bộ giờ chụp giữa các máy ảnh với nhau nên bây giờ không có cách nào sắp xếp các file chụp theo đúng trình tự thời gian của đám cưới… Việc không thể sắp xếp các file ảnh đã chụp theo trình tự thời gian chính xác sẽ làm cho việc lọc hình của các bạn trở nên chậm chạp, gây tâm lý bực bội cho bạn thậm chí là bế tắc :)

Bản thân mình cũng đã từng trải qua vấn đề này nên rất hiểu cảm giác khó chịu đó. Do vậy hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn một cách để các bạn có thể đồng bộ hoá thời gian chụp trên nhiều máy ảnh khác nhau mà không cần phải ngồi chỉnh giờ ở từng máy ảnh nữa. Cách làm như sau:

Bước 1:

Ngay khi các bạn nhớ ra là mình quên chưa đồng bộ giờ chụp từ các máy ảnh thì việc các bạn cần làm là phải biết chính xác đồng hồ trên mỗi máy ảnh đang bị lệch so với giờ chuẩn là bao nhiêu.

Các bạn dùng điện thoại truy cập trang web www.time.gov hoặc mở bất cứ app nào có thể hiển thị thời gian chính xác đến từng giây ( Mình đang dùng app AlarmClockForMe). Các bạn lưu ý thời gian trên trang time.gov hay trong các app mà mình nói là “Thời gian chuẩn” và đúng với tất cả các loại điện thoại mà các bạn đang sử dụng. Sau đó dùng máy ảnh chụp lại tấm ảnh có cái hình hiển thị thời gian đó như ảnh sau:

Screen Shot 2019-03-20 at 10.13.19 AM.png

Lưu ý: Tất cả các máy ảnh mà các bạn dùng để chụp trong ngày hôm đó đều phải chụp mỗi máy một tấm như vầy. Mục đích là để các bạn biết được đồng hồ trong mỗi máy ảnh đang bị lệch bao nhiêu so với “thời gian chuẩn” trên toàn thế giới.

Bước 2:

Sau khi các bạn đã có những tấm ảnh chụp thời gian rồi thì các bạn cứ mạnh dạn đổ tất cả source đã chụp vào chung một folder. Sau đó các bạn dùng phần mềm Photo Mechanic 5, mở folder ảnh vừa chụp lên trong một new contact sheet (File/Open Contact Sheet và dẫn link đến folder chứa source) . Lúc này các bạn để chế độ mặc định là sắp xếp ảnh theo File name:

Screen Shot 2019-03-20 at 10.21.20 AM.jpg

Bước 3:

Các bạn tìm đến file ảnh đã chụp thời gian, sau đó các bạn vào menu Tool/Adjust capture Dates and Times để xem thực tế đồng hồ của máy ảnh bị lệch bao nhiêu so với thời gian chuẩn:

Screen Shot 2019-03-20 at 10.30.52 AM.png

Như bức ảnh này, các bạn sẽ thấy đồng hồ trên máy ảnh bị chậm 4s so với thời gian chuẩn:

Screen Shot 2019-03-20 at 10.31.13 AM.jpg

Bước 4:

Chọn toàn bộ file đã chụp từ cùng máy ảnh đã biết chính xác bị lệch bao nhiêu so với thời gian chuẩn, vào lại Tool/Adjust Capture Dates and Times và chỉnh lại thời gian chụp cho các bức ảnh bằng cách chỉnh trong phần Adjust Relative:

Như ở đây mình chỉnh cho toàn bộ những bức ảnh đã chụp từ camera này nhanh lên thêm 4s.

Như ở đây mình chỉnh cho toàn bộ những bức ảnh đã chụp từ camera này nhanh lên thêm 4s.

Bước 5:

Làm tương tự cho tất cả các camera khác. Sau khi đã chỉnh toàn bộ giờ chụp về đúng với thời gian chuẩn thì chúng ta có thể sắp xếp lại file theo Capture time và tiến hành lọc ảnh mà không phải lăn tăn việc ảnh chụp bị sắp xếp sai trình tự nữa :)

Một số lưu ý:

  • Các bạn nên tập thói quen chụp một bức ảnh có chứa “thời gian chuẩn" vào đầu hoặc cuối buổi chụp hoặc bất cứ thời điểm nào các bạn nhớ ra trong suốt quá trình chụp ảnh.

  • Nếu các bạn không dùng Photo Mechanic thì các bạn cũng có thể dùng Lightroom để điều chỉnh thời gian chụp ảnh trong phần Library/ Metadata / Edit capture time và làm tương tự bên Photo Mechanic nhé :)

Screen Shot 2019-03-20 at 10.50.21 AM.jpg

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn hay đi chụp phóng sự cưới :)

#SharingisPower

MỘT ĐIỀU QUAN TRỌNG CUỐI CÙNG. CHÚNG TA HÃY THẬT SỰ ĐỐI XỬ TỬ TẾ VỚI NHAU, CHIA SẺ NHỮNG THỨ CÓ THỂ CHO NHAU VÌ MỘT CỘNG ĐỒNG WEDDING PHOTOGRAPHER THẬT SỰ PHÁT TRIỂN.

CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY NẾU CÁC BẠN THẤY NÓ CÓ ÍCH NHÉ.

CÁC BẠN WEDDING PHOTOGRAPHER CÓ NHU CẦU NÂNG KIẾN THỨC VỀ ẢNH CƯỚI THÌ CÓ THỂ THAM KHẢO CHUỖI CÁC LỚP HỌC VÀ WORKSHOP DO KHOI LE TỔ CHỨC TẠI ĐÂY: https://khoilestudios.com/workshop-by-khoi-le/

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM WEBSITE CỦA MÌNH :)


Read More
Sharing, Khoi Le Workshop Khoi Le Sharing, Khoi Le Workshop Khoi Le

10 điều Magnum photographer David Hurn có thể dạy bạn về Nhiếp ảnh

Một bài viết cực hay của nhiếp ảnh gia đường phố nổi tiếng Eric Kim viết về David Hurn được Khoi Le Studios dịch sang tiếng Việt để chia sẻ cho các bạn.

Đây là những lời khuyên cực kỳ hữu ích mà các bạn có thể áp dụng cho bất kỳ thể loại nhiếp ảnh nào chứ không riêng về nhiếp ảnh đường phố.

Mời các bạn cùng click vào xem nội dung nhé.

(Copyright: David Hurn/Magnum Photos/Magnum Photos)

(Copyright: David Hurn/Magnum Photos/Magnum Photos)

 

Tôi vừa đọc xong quyển “On Being A Photographer”, một cuốn sách hướng dẫn tuyệt vời dành cho những nhiếp ảnh gia nhiều tham vọng. Quyển sách được soạn thảo bởi Bill Jay với sự hợp tác của nhiếp ảnh gia David Hurn của tạp chí Magnum. Quyển sách này đề cập đến rất nhiều điều khác nhau, chẳng hạn như làm sao để lựa chọn một chủ thể, làm thế nào để thực hiện một dự án nhiếp ảnh, cũng như làm thế nào để chỉnh sửa và chọn lựa những bức ảnh đẹp nhất.

Bài viết này sẽ nhắm đến những mục quan trọng nhất mà tôi đã học được từ quyển sách này. Còn bây giờ, hãy đọc tiếp và xem bạn có thể học được những gì từ David Hurn và Bill Jay nhé!

1.     Nhiếp ảnh gia là những nhà biên tập tệ nhất

"Copyright: David Hurn/Magnum Photos"

"Copyright: David Hurn/Magnum Photos"

 

Khi tôi nói về biên tập, ý tôi muốn nói đến việc lựa chọn hình ảnh đẹp nhất, chứ không phải là quá trình xử lý hình ảnh.

Trong quyển sách này, David Hurn thảo luận về việc vì sao các nhiếp ảnh gia lại là những nhà biên tập kinh khủng cho chính tác phảm của họ. Ông đưa ra ví dụ về W Eugene Smith và Dự án Pittsburg của ông ấy. Khi làm việc với các tạp chí và nhà xuất bản, người lựa chọn các bức ảnh xuất sắc nhất cho W Eugene Smith không phải ông ấy mà là các nhà biên tập.

Smith ghét sự kiểm soát của các nhà biên tập cho chính tác phẩm của ông nên ông đã bắt tay vào một dự án sử thi về Pittsburg. Có một rắc rối xảy ra đó là dự án này quá choáng ngợp và đã làm hao hụt khá nhiều sức lực của ông. Ông đã không thể biên tập toàn bộ dự án một cách hiệu quả.

Ông đã chụp hàng chục ngàn bức ảnh nhưng cuối cùng không thể chọn lựa để lọc ra một vài ngàn tấm hình. Không phải bàn cãi, đây là một thất bại to lớn và ông không thể tìm được một ai để xuất bản các bức hình trong thể nguyên vẹn thật sự của chúng.

Do đó, là một nhiếp ảnh gia, rất khó để chúng ta có thể chọn lựa chính tác phẩm của mình. Lý do đó đưa ra là chúng ta thường cảm thấy quá gắn bó về cảm xúc đối với những bức hình mà mình chụp, kể cả những bức hình lỗi. Có một việc quan trọng đó làm tìm thêm một luồng ý kiến thứ hai về những bức ảnh của mình, bởi vì người khác sẽ giúp chỉ ra những điểm chưa hoàn hảo trong tác phẩm của chúng ta. Đương nhiên chúng ta sẽ không giao toàn quyền quyết định biên tập cho người ngoài, nhưng nếu bạn đang bắt tay làm một dự án và có khoảng một vài trăm bức hình, hãy thử chọn khoảng 20 bức và nhờ một nhiếp ảnh gia khác hoặc một biên tập viên bạn tin tưởng để giúp bạn chọn lại 10 bức cuối cùng từ 20 bức hình ấy.

2.     Hãy hiểu rõ về “Khoảnh khắc Thai nghén”

"Copyright: David Hurn/Magnum Photos"

"Copyright: David Hurn/Magnum Photos"

David Hurn miêu tả “những khoảnh khắc thai nghén” như là “những khoảnh khắc mang tính quyết định” đang chờ đợi để diễn ra. Điều này có nghĩa là nếu bạn đang đi bộ trên đường và trông thấy một người đàn ông đang cúi người, khuỵu gối chuẩn bị nhảy qua một vũng nước, bạn có thể đoán được rằng một “khoảnh khắc mang tính quyết định” (hoặc việc người đàn ông nhảy qua vũng nước) sẽ diễn ra trong khoảng 2 giây tới.

Nếu bạn trông thấy những khoảnh khắc thai nghén như thế này chuẩn bị diễn ra, hãy chắc chắn rằng máy ảnh của bạn luôn ở chế độ sẵn sàng và hãy lưu ý về việc bạn muốn framing bức ảnh như thế nào và chụp lúc nào. Ví dụ, nếu tôi thấy một người đàn ông đang chuẩn bị hút một điếu thuốc và muốn chụp lại hình ảnh đó, tôi sẽ điều chỉnh trước tiêu cự ở mức 1,2 mét, đặt khẩu độ và tốc độ màn trập cho phù hợp và tiến đến gần ông ta để chuẩn bị bấm máy. Sử dụng ống kính tiêu cự 35mm, tôi biết rằng nếu chụp frame dọc từ khoảng cách 1,2 mét sẽ lấy được từ đỉnh đầu đến khoảng thắt lưng của ông ta, còn nếu chụp frame dọc từ khoảng cách 2 mét sẽ lấy được cả thân người trong bức hình (từ đỉnh đầu đến toàn bộ bàn chân).

Đồng thời khi bạn nhìn thấy một ”khoảnh khắc thai nghén”, đừng chỉ chụp một tấm hình rồi rời đi mà hãy chụp vài tấm ở nhiều góc độ khác nhau và chờ đợi những sự chuyển biến nhỏ.

Ví dụ, nếu bạn nấy một cặp đôi lớn tuổi đang trò chuyện cùng nhau, bạn có thể sẽ muốn chụp lại hình ảnh đó từ tầm mắt trở xuống, hoặc tiến sang trái một chút để loại bỏ chiếc xe không được dẹp ở phần background. Bạn có thể cũng sẽ kiên nhẫn chờ đợi những chuyển biến nhỏ trong hành động của họ. Một phút trước họ có thể đang nhìn vào mắt nhau và bạn bấm máy. Họ quay lưng vào nhau và bạn bấm máy. Bạn thấy họ giữ bàn tay nhau, bạn đợi thêm khoảng nửa giây sau và đến khi họ nắm tay nhau, bạn bấm máy. Họ bắt đầu rảo bước đi và bạn biết sẽ không còn sự kiện gì để chụp nữa.

Nếu bạn xem qua contact sheets của các bức ảnh nổi tiếng trong lịch sử, bạn sẽ thấy rằng hiếm có sự kiện nào mà chỉ có một bức ảnh được chụp. Ví dụ, với bức ảnh các em nhỏ đứng trước một bức tường bị vỡ, Henri Cartier-Bresson đã chụp liên tiếp tầm 6 tấm. Còn đối với tấm hai chú bulldogs (trong đó một chú chó trông giống hệt chủ nhân của nó) nổi tiếng của Elliot Erwitts, ông đã chụp hết một cuộn phim để có được góc ảnh chuẩn xác nhất – 36 tấm. Ngay cả Ansel Adams cũng chụp khoảng 10 tấm để có được bức “mặt trăng và nửa mái vòm” nổi tiếng. Câu hỏi ở đây là bạn nên chụp bao nhiêu tấm hình khi bạn thấy một “khoảnh khắc thai nghén”? David Hurn cho biết bản than ông thường chụp khoảng 6 tấm cho mỗi cảnh.

3.     Nhận ra rằng bạn chỉ có thể kiểm soát hai điều khi là một nhiếp ảnh gia

"Copyright: David Hurn/Magnum Photos"

"Copyright: David Hurn/Magnum Photos"

Theo David Hurn, là một nhiếp ảnh gia, bạn chỉ có thể kiểm soát được hai thứ đó là vị trí và thời gian.

Vị trí là nơi mà bạn đang đứng khi bạn nhìn thấy một sự việc, bất kể là bạn đang khom người, đang đứng hay đang ở một vị trí thuận lợi trên cao nào đó.

Thời gian đó là khi bạn quyết định bấm máy.

Vì thế khi bạn chụp ảnh đường phố, bạn sẽ nhận ra được có rất ít thứ nằm trong khả năng kiểm soát của bạn. Theo Alex Webb, 99,9% nhiếp ảnh đường phố là thất bại. Cho dù bạn có thể chụp được một chủ thể vô cùng thú vị đi nữa thì rất có thể background sẽ lại rất hỗn độn với người và xe cộ, ánh sáng có thể sẽ xấu, và đôi khi có thể có một cây cột bị vướng vào bức ảnh mà bạn không thể loại bỏ nó bằng cách thay đổi vị trí hay thủ pháp framing.

Tất nhiên sẽ có các yếu tố khác mà bạn có thể kiểm soát được, như khẩu độ, tốc độ màn trập, tiêu cự, v.v… Tuy nhiên cuối cùng thì vị trí và thời gian mới chính là thứ tạo nên nội dung của một bức ảnh. Tất cả những thứ khác có thể làm thay đổi về khía cạnh kỹ thuật hay còn gọi là “hiệu ứng” – là những thứ không quan trọng bằng. Vì vậy, để có thể thành thạo và làm chủ được việc định vị và định giờ, điều cốt yếu là bạn phải trung thành với một tiêu cự mà bản cảm thấy thoải mái nhất (cá nhân tôi khuyên bạn nên sử dụng ống kính 28mm hoặc 35mmm. 50mmm cũng là một sự lựa chọn tốt, tuy nhiên nó thường tạo cảm giác chật chội khi chụp tại các thành phố lớn). Bằng cách gắn bó với một loại tiêu cự, thậm chí bạn sẽ có thể framing được trước khung cảnh trong đầu ngay cả khi chưa cầm máy lên nhắm. Tôi đã từng chụp với tiêu cự 35mm trong gần 5 năm. Điều đó giúp tôi không bị quá tập trung nhiều vào thiết bị mà dành sự quan tâm nhiều hơn cho việc framing và sáng tác bức hình của mình.

Bên cạnh đó, việc thấu hiểu máy ảnh của bạn cũng vô cùng quan trọng. Việc bạn sử dụng loại máy ảnh nào hay việc bạn thao tác chính xác ra sao không phải là điều trọng yếu. Bạn có thể chụp với một chiếc máy DSLR, hay một chiếc máy ảnh lấy nét quang trắc rangefinder, một chiếc iPhone, bất kì một thiết bị nào. Tuy nhiên, hãy luôn chắc chắn rằng bạn không bỏ lỡ một khoảnh khắc mang yếu tố quyết định nào bởi những hạn chế của chiếc máy ảnh bạn đang có.

Ví dụ, nếu thời gian là điều quan trọng trong nhiếp ảnh đường phố thì bạn nên đảm bảo rằng khi bạn bấm máy, máy ảnh của bạn sẽ thực chất chụp một tấm hình. Tôi được biết một vài chiếc máy ảnh có độ trễ màn chập đáng kể. Nếu bạn biết máy ảnh của mình là một trong số đó, hãy bấm chụp trước đó nửa giây. Nếu máy ảnh của bạn có chế độ lấy nét không được tốt thì bạn nên trung thành với khẩu độ f/8 và lấy nét theo vùng bằng tay.

Hãy luôn đảm bảo rằng bạn đã tắt chế độ tự động tắt máy” trên máy ảnh của mình để chắc chắn rằng máy ảnh của bạn không bị tắt hoặc đang trong chế độ nghỉ khi bạn quyết định bấm máy. Và một điều nữa là hãy cất tất cả các nắp đậy ống kính ở nhà và thay vào đó sử dụng uv filter hoặc hood (không có điều gì bực bội hơn bằng việc bạn đang cố gắng chụp một bức ảnh và sực nhớ rằng chưa tháo nắp ống kính).

4.      Những bức ảnh đáng nhớ nhất là những bức ảnh có cảm xúc.

"Copyright: David Hurn/Magnum Photos"

"Copyright: David Hurn/Magnum Photos"

Có một câu nói của Bill Jay mà tôi rất yêu thích đó là “Đối với tôi, những bức ảnh tốt nhất đó là những bức ảnh đi thẳng vào trái tim và dòng máu và cần thêm một chút thời gian để chạm đến não bộ”.

Là con người, chúng ta là những sinh vật có tình cảm. Chúng ta gắn kết với nhau và với những bức ảnh thông thường là do nội dung cảm xúc. Hãy nghĩ đến những bức ảnh nổi tiếng vốn đã quá quen thuộc với chúng ta. Thường thì chúng sẽ liên quan đến tình yêu (những nụ hôn), nỗi đau (những em bé đói khổ), hoặc hy vọng (con người nhìn về phía đường chân trời).

Một bức ảnh xuất sắc không cần phải chan chứa cảm xúc để được nhớ đến mà nó phải có ích.

Hiện nay có quá nhiều hình ảnh trên internet và khá dễ dàng để chúng ta có thể lướt qua chúng một cách nhanh chóng mà không mất hơn nửa giây. Tuy nhiên, nếu những bức ảnh đó có chứa đựng một điều gì đo kết nối với chúng ta trên phương diện cảm xúc, chúng ta sẽ dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu bức ảnh đó, và thường thì ta sẽ tìm ra được những chi tiết nhỏ đã làm nên sự tuyệt vời của bức hình.

5.     Nhiếp ảnh gia đơn giản là một “Người chọn lựa chủ thể”

"Copyright: David Hurn/Magnum Photos"

"Copyright: David Hurn/Magnum Photos"

Một bức ảnh là hình ảnh phản chiếu của người nhiếp ảnh gia. Có nghĩa là, chúng ta thường chụp những bức ảnh mà chúng ta cảm thấy hứng thú với tư cách là những nhiếp ảnh gia. Là những nhiếp ảnh gia ảnh đường phố, chúng ta luôn hướng đến con người vì điều đó thể hiện sự quan tâm của chúng ta đến nhân loại, xã hội và mọi người xung quanh mình.

David Hurn nói rằng với tư cách là một nhiếp ảnh gia, chúng ta đơn giản là những “người lựa chọn chủ thể”. Điều này có nghĩa là phong cách và triết lý sáng tạo hình ảnh của bạn ít phụ thuộc vào việc bạn chọn chụp kỹ thuật số hay chụp phim, chụp màu hay chụp đen trắng, ảnh nét hoặc ảnh nhòe. Những hiệu ứng ảo diệu hay một loại máy ảnh nào đó không tạo nên một nhiếp ảnh gia mà là chính chủ thể được nhiếp ảnh gia lựa chọn chụp.

Ví dụ, nếu bạn xem những tác phẩm của Elliot Erwitt, bạn sẽ thấy ông ấy có một khả năng sâu sắc để nắm bắt lấy những điều hài hước và ngốc nghếch trên thế giới. Ông ấy cũng thích chụp ảnh những chú chó. Chúng ta có thể dễ dàng thấy được tính cách của ông ấy tỏa sáng qua những bức ảnh dựa trên những khoảnh khắc và chủ thể mà ông đã lựa chọn (nhân tiện, ông ấy cũng rất yêu chó).

Do đó hãy tập trung công việc nhiếp ảnh của bạn vào vấn đề chủ thể mà bạn chụp, và hãy suy nghĩ kỹ càng về thông điệp mà bạn đang cố gắng thể hiện trong những bức hình của mình. Bạn là một nhà thiết kế đồ họa? Nếu như vậy thì có thể bạn nên sáng tác ra những bức ảnh tập trung vào các hình khối, hình dạng, và bóng đổ. Nếu bạn từng làm công tác xã hội, có thể bạn nên ghi lại hình ảnh của những người vô gia cư hoặc những ai đang vất vả bươn chãi. Bạn là một doanh nhân và bạn không yêu thích công việc của mình? Có lẽ bạn nên thực hiện một dự án về các doanh nhân đầy phiền muộn khác.

Hãy giảm bớt tập trung vào hiệu ứng và dồn sự quan tâm vào chủ thể mà bạn sẽ chụp. Điều này đánh dấu việc bạn là một nhiếp ảnh gia.

6.     Hãy chú ý đến những tấm ảnh xấu của bạn chứ không chỉ những bức hình tốt.

"Copyright: David Hurn/Magnum Photos"

"Copyright: David Hurn/Magnum Photos"

Thật dễ dàng để yêu những bức ảnh đẹp của mình. Tuy nhiên David Hurn khuyên rằng chúng ta nên quan tâm nhiều đến những bức ảnh xấu chứ không phải những bức ảnh tốt của mình.

Khi bạn nhìn và chỉnh sửa những bức ảnh của mình, đừng xem xét những yếu tố giúp tấm ảnh trở nên đẹp, mà hãy xem xét những điều có thể làm bạn mất tập trung hoặc những yếu tố làm cho nó trở nên thất bại. Có phải vì ánh sáng quá phẳng? Có phải vì có quá nhiều đối tượng ở background? Hay chủ thể của bạn cách quá xa trung tâm của bức ảnh?

Rất nhiều nhiếp ảnh gia từng theo học các khóa chụp ảnh phim tại trường lớp mà tôi quen không được phép loại bỏ những bức ảnh thất bại của họ mà phải nộp toàn bộ cuốn phim mình đã chụp cho các giáo sư. Các vị giáo sư luôn chú ý đến những bức ảnh thấy bại của họ và luôn trao đổi với họ để chỉ ra vì sao bức ảnh đó không dùng được. Bằng cách hiểu ra vì sao bức ảnh của mình không thể sử dụng được, bạn sẽ ngẫm ra được rằng tại sao những bức ảnh khác của mình lại được đánh giá là tốt.

7.     Hãy đầu tư một đôi giày tốt

"Copyright: David Hurn/Magnum Photos"

"Copyright: David Hurn/Magnum Photos"

Nhiếp ảnh gia thường bị ảm ảnh quá nhiều về thiết bị của họ (máy ảnh, ống kính, v.v…) mà quên đi món đồ vật thiết yếu nhất, đó là giày.

Nếu bạn đi một đôi giày thoải mái, bạn sẽ chụp được trong khoảng thời gian lâu hơn mà không bị chùng lại. Có một đôi giày tốt cũng giúp bạn trở nên linh hoạt hơn để có thể chạy đi chụp những bức hình nhất định, để khuỵu xuống hoặc thậm chí nhảy qua hàng rào hoặc bờ tường (nếu cần thiết).

Nếu hôm đó trời đổ mưa hoặc có nhiều bùn lầy, một đôi giày chống thấm nước cũng rất hữu ích.

8.     Hãy chụp ảnh với một dự án trong đầu

"Copyright: David Hurn/Magnum Photos"

"Copyright: David Hurn/Magnum Photos"

Tuy rằng truyền thống của nhiếp ảnh đường phố đó là đi lang thang ở nơi công cộng mà không có một chủ đề nào trong tâm trí nhưng tôi nhiệt liệt khuyến khích những ai muốn nghiêm túc hơn với sự nghiệp nhiếp ảnh của mình rằng hãy chuẩn bị cho mình một dự án.

David Hurn tường thuật lại việc ông gặp Garry Winogrand. Khi Winogrand mất, ông ấy để lại hàng ngàn cuộn phim chưa tráng. Điều này làm cho mọi người tin rằng Winogrand chỉ ngẫu nhiên ra ngoài và chụp bất cứ thứ gì chuyển động. Tuy nhiên Hurn nói rằng trong cuộc hội thoại với Winogrand, ông ấy cho biết ông ấy luôn ra ngoài và chụp ảnh với một dự án trong tâm thức. Chẳng hạn, Winogrand kể rằng ông ấy đến sân bay rất nhiều lần. Sau đó ông ấy bắt tay vào dự án của chính mình về sân bay. Ông ấy cũng thực hiện rất nhiều dự án cùng một lúc và chụp rất nhiều để có được nhiều hình ảnh để chọn lựa.

9.     Biên tập bằng bản in

"Copyright: David Hurn/Magnum Photos"

"Copyright: David Hurn/Magnum Photos"

Với ảnh kỹ thuật số, chúng ta bỏ thời gian của mình ra để biên tập (chọn lựa những bức ảnh tốt nhất) bằng máy vi tính, Lightroom, v.v… Tuy nhiên có một điều mà David Hurn đề cập đó là tuy chúng ta có công nghệ hỗ trợ, nhưng vẫn rất đáng để biên tập bằng bản in.

Nếu bạn biên tập bằng bản in, quá trình này sẽ sống động và tự nhiên hơn nhiều. Chúng ta có thể đơn giản bày những bản in trên bàn, phân nhóm hoặc loại bỏ những tấm ảnh không tốt.

Ví dụ như James Natchway, một phóng viên chiến tranh, thường dán những tấm ảnh 4x6 lên tường và nhìn ngắm chúng liên tục hàng tháng. Ông ấy sẽ giữ lại những bức ảnh thật sự tốt và loại bỏ những tấm không tốt bằng.

Vậy điều đó có ý nghĩa gì với chúng ta? Nếu bạn đang cố gắng biên soạn cho mình một portfolio gồm khoảng 20 tấm đỉnh nhất, sẽ là một ý kiến hay nếu bạn in những tấm ảnh tốt ra theo khỗ 4x6 và đặt chúng lên bàn. Hãy giữ những bức hình tốt nhất và loại bỏ những tấm yếu.

Nếu bạn đang thực hiện một dự án, hãy phân nhóm những hình ảnh tương tự với nhau và thậm chí sắp xếp chúng theo một trình tự nào đó. Ví dụ, khi Robert Frank đang thực hiện dự án “Người Mỹ”, ông ta đã phân nhóm những bức ảnh của mình thành nhiều thể loại. Một vài trong số chúng rơi vào mục “xe ô tô”, “những cuộc mít tinh chính trị”, “quán bar”, v.v… Sau đó ông sẽ đảm bảo rằng những bức hình của ông có đủ sự đa dạng, từ đó tiếp tục chọn lựa và chỉ giữ lại những bức ảnh ưng ý nhất.

10.     Máy ảnh tạo ra các giải pháp, không phải các rắc rối

"Copyright: David Hurn/Magnum Photos"

"Copyright: David Hurn/Magnum Photos"

Hurn đề cập trong cuốn sách của ông ấy rằng rất nhiều nhiếp ảnh gia tham vọng có một nỗi sợ khi phải tiếp cận người lạ, chụp ảnh họ mà không có sự cho phép của họ. Ông ấy cũng nói rằng hầu hết các nhiếp ảnh gia ghét được nhìn thấy với chiếc máy ảnh và chỉ mong sao có thể biến chiếc máy ảnh thành tàng hình.

Hurn nói đây là những điều thật vô nghĩa. Ông ấy cho rằng máy ảnh là để tạo ra các giải pháp chứ không phải các rắc rối. Ví dụ, đối với những nhiếp ảnh gia nhút nhát, máy ảnh sẽ là một cái cớ để cho họ được tò mò. Đó là “tấm vé vào cửa” để đến được với những khoảnh khắc mà thường thì bạn không có cơ hội để tiếp cận.

Ví dụ, giả sử như bạn đang đi ngang qua một buổi hòa nhạc, nếu bạn tiếp cận nhân viên an ninh và nói bạn muốn vào trong xem, bạn sẽ rất có khả năng bị từ chối. Tuy nhiên nếu nhân viên an ninh hỏi lý do “Vì sao bạn muốn vào trong?” và bạn trả lời rằng bạn là một nhiếp ảnh gia, đồng thời cho anh ấy xem chiếc máy ảnh của mình, bạn sẽ có nhiều khả năng được cho vào hơn.

Đừng xem chiếc máy ảnh là một vật mà bạn muốn giấu đi mà hãy xem nó là biểu tượng của quyền lực và thẩm quyền. Đó là phần mở rộng thêm của cơ thể và đôi mắt của bạn.

Các nhiếp ảnh gia đường phố vốn rất hứng thú với con người. Hãy tưởng tượng xem sẽ khó xử như thế nào nếu bạn chỉ đơn giản nhìn chằm chằm vào một người nào đó ở nơi công cộng mà không nói bất cứ thứ gì. Nếu bạn bị bắt gặp (và bạn không phải là một nhiếp ảnh gia), người đó có thể cảm thấy ngại ngùng hoặc kỳ dị. Nhưng nếu bạn bị bắt gặp và bạn nói bạn là một nhiếp ảnh gia và bạn cảm thấy họ có một khuôn mặt tuyệt vời, họ sẽ cảm thấy mình được khen tặng.

 

Lời kết

Tôi rất khuyến khích môi người tìm đọc cuốn sách của David Hurn “On Being A Photographer“. Đó là một trong những cuốn sách ảnh mang tính định hướng và thiết thực trong thể loại của nó, được viết bởi một nhiếp ảnh gia của tạp chí Magnum.

Còn bây giờ, hãy ra ngoài và chụp ảnh thôi!

MỘT ĐIỀU QUAN TRỌNG CUỐI CÙNG. CHÚNG TA HÃY THẬT SỰ ĐỐI XỬ TỬ TẾ VỚI NHAU, CHIA SẺ NHỮNG THỨ CÓ THỂ CHO NHAU VÌ MỘT CỘNG ĐỒNG WEDDING PHOTOGRAPHER THẬT SỰ PHÁT TRIỂN.

CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY NẾU CÁC BẠN THẤY NÓ CÓ ÍCH NHÉ.

Bài viết được dịch từ bài viết gốc: "10 Things Magnum Photographer David Hurn Can Teach You About Street Photography" 
Link bài gốc: http://erickimphotography.com/blog/2012/05/27/10-things-magnum-photographer-david-hurn-can-teach-you-about-street-photography/

CÁC BẠN WEDDING PHOTOGRAPHER CÓ NHU CẦU NÂNG KIẾN THỨC VỀ ẢNH CƯỚI THÌ CÓ THỂ THAM KHẢO CHUỖI CÁC LỚP HỌC VÀ WORKSHOP DO KHOI LE TỔ CHỨC TẠI ĐÂY: https://khoilestudios.com/workshop-by-khoi-le/

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM WEBSITE CỦA MÌNH NHÉ 

Read More
Sharing, Khoi Le Workshop Khoi Le Sharing, Khoi Le Workshop Khoi Le

Sự khác biệt giữa len wide và len tele

Một bài viết rất hay giúp các bạn có những hiểu biết sâu sắc hơn về sự khác biệt giữa len wide và len tele.

CHỤP PHÓNG SỰ CƯỚI BẰNG LENS WIDE VÀ LENS TELE

Việc chụp góc rộng hay chụp từ xa tùy thuộc vào cách bạn tiếp cận trong phóng sự cưới – từ cách kể chuyện, bố cục, thông điệp, cảm xúc được truyền tải và thậm chí là cách mà các đối tượng của bạn kết nối với nhau.


Trên thực tế, không có tranh luận nào về việc độ dài của ống kính sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả của việc ghi lại bất kì cảnh hoặc sự kiện nào trong buổi lễ. Việc chụp bằng cả lens wide và lens tele có mặt lợi lẫn bất lợi. Quyết định sử dụng lens nào phù hợp cho những hoàn cảnh nhất định là tùy thuộc vào tư tưởng và cách nhìn của bạn với tư cách là một wedding photographer.

 
Chúng tôi đã thực hiện khảo sát với các thành viên hàng đầu về phong cách chụp ảnh góc rộng và chụp từ xa của họ, cũng như các kỹ thuật, sở thích và đề xuất của họ để sử dụng tiêu cự ống kính như một công cụ quyết định để ghi lại câu chuyện một cách hiệu quả.


CHỤP TIẾP CẬN BẰNG LENS WIDE

Hầu hết các nhiếp ảnh gia phóng sự cưới thường sử dụng nhiều loại ống kính để chụp, nhưng trong đa số các sự kiện, ống kính ngắn với tiêu cự rộng sẽ là lựa chọn của số đông – tỷ lệ thực tế khoảng 70 đến 80% thời gian của buổi lễ. Với độ dài đặc trưng từ 17mm đến 35mm, ống kính ngắn sẽ chụp được góc rộng hơn, giúp chúng ta kể lại được một câu chuyện trọn vẹn, đủ đầy hơn thông qua các yếu tố như kết cấu, bầu không khí, các phản ứng của chủ thể hay các yếu tố cần quan tâm khác.

“Góc rộng tiết lộ nhiều hơn về câu chuyện đằng sau những shot hình”, Hun Kim – một nhiếp ảnh gia làm việc tại Seattle nhận xét. “Cần có nhiều nỗ lực và chủ ý (hơn là một bố cục chặt chẽ) để sáng tác ra một khung cảnh, và thật sự đáng biểu dương khi một bức ảnh lôi cuốn được ghi lại.”

Kristin Reimer, nhiếp ảnh gia sở hữu studio Photomuse ở khu vực phía bắc New Jersey/New York thích cách tiếp cận cân bằng. Cô cho biết cô không lạm dụng lens wide hay lens tele. Tuy nhiên, cô nghiêng về chụp góc rộng vì nó cho phép cô tiếp cận gần hơn với chủ thể và các hoạt động. Giải thích thêm cho lựa chọn này, cô giải thích rằng: “Tôi thích sự thân mật”. “Chụp góc rộng cho phép tôi mang vào bức ảnh những năng lượng và khoảnh khắc đang diễn ra xung quanh đối tượng mà tôi lựa chọn, tạo nên một bức tranh toàn cảnh hơn về toàn bộ bữa tiệc.”

Reimer lưu ý rằng cô ấy đang cố gắng để thể hiện những hành động và các phản ứng tồn tại xung quanh đối tượng, “bằng việc đặt mình gần gũi như thế này, tôi trở thành một phần của năng lượng. Tôi tận hưởng hết năng lượng này, nó khuyến khích để tôi bắt lấy những cơ hội, để chơi, trải nghiệm và để bản thân chìm sâu hơn.”

Reimer luôn cố gắng thể hiện những hoạt động và phản ứng đang diễn ra xung quanh chủ thể của mình. “Bằng cách tiếp cận thật gần như thế này, tôi trở thành một phần của nguồn nằng lượng đó, tận hưởng nó. Điều đó khuyến khích tôi nắm bắt lấy các cơ hội, tham gia vào cuộc chơi, trải nghiệm và thật sự hòa mình vào buổi tiệc.”

Photo by Kristin Reimer

Photo by Kristin Reimer

Để giành được giải thưởng WPJA gần đây với hạng mục Action, Reimer đã gần như nằm giữa sàn nhảy khi đám đông nhường đường cho một bé trai đã nhảy múa lặng lẽ ở một góc gần suốt đêm tiệc hôm đó. Cô nhớ lại “Khi bước ra trước đám đông dưới ánh đèn sân khấu và trước máy ảnh của tôi, cậu bé đã hoàn toàn bước ra khỏi chiếc vỏ của mình, đắm chìm vào những bước nhảy hoàn hảo đến khó tin. Cậu ta rất tuyệt!.” Cô ấy đã chụp lại khoảnh khắc sôi nổi này bằng ống kính 10mm 2.8.

Có một lưu ý cho việc chụp bằng lens wide là lens wide sẽ tạo ra một vài biến dạng trên cơ thể – mọi người sẽ trông như nặng ký hơn, thấp hơn tại khu vực rìa của bức ảnh và cánh tay có thể sẽ trông rất to. Phụ nữ thường không thích điều này trong khi đó lại không phải là vấn đề đối với nam giới. Ngoài ra, các yếu tố gây phân tâm hoặc không mong muốn có thể xuất hiện trong khung hình của bạn. “Rất khó để tách biệt chủ thể và làm nó bật lên khỏi bức ảnh. Bạn sẽ phải liên tục cố gắng tránh đặt cô dâu và chú rể vào các góc bị bóp méo của lens wide.” – photographer Jeffrey Lau đến từ New York cho biết.

Photo by Jeffrey Lau

Photo by Jeffrey Lau

Lau đã đạt được một giải WPJA với bức ảnh chụp cô dâu chú rể trong điệu nhảy đầu tiên tại sảnh đón khách dưới một chiếc lều lớn. Chú rể đã thì thầm điều gì đó vào tai cô dâu. Cô ấy mỉm cười và cuộn các ngón tay vào sau cổ của anh ấy. “Trong khoảnh khắc đó, tôi đã bỏ ống tele xuống và lấy body góc rộng (đi với ống 17-40mm f4 USM set tiêu cự 17mm), đứng cách ngón tay của cô dâu khoảng 6 inch, đặt cô ấy và chiếc lều đón khách vào khung ảnh của mình và chụp.” – Anh cho biết. “Tôi thường chụp với tốc độ rất nhanh, nhưng lần này tôi chỉ có thời gian đủ cho một khung hình trước khi cô ấy buông tay.”  Lau nói rằng nếu anh ấy chụp bức ảnh này với một ống kính với tiêu cự dài và đóng khung bức hình giống hệt như khi anh chụp với ống wide thì DJ, những dây lều và ánh sáng rót qua cửa sổ sẽ hoàn toàn biến mất khỏi tấm hình.

Peter Van De Maele, một photographer ở Riviera Maya nói:” Tôi là một nhiếp ảnh gia thích cảm nhận và tiếp cận chủ thể gần nhất có thể. Sử dụng ống kính góc rộng cho phép tôi cảm nhận những rung động một cách kịch tính nhất.” “Bạn có thể cảm nhận được trọn vẹn một sự vật. Đó là khoảnh khắc biết kể chuyện.”

 

CHỤP TỪ XA

Với ống kính tele, bạn cho phép các đối tượng của mình có nhiều không gian hơn vì bạn không muốn sự hiện diện của mình làm phân tâm họ. Và tất nhiên nó còn có nhiều lợi ích khác nữa.

Theo Lau, “Lợi thế của ống kính tele là khả năng tách biệt đối tượng ra khỏi background, và làm cho toàn bộ bức ảnh chỉ kể về đối tượng cụ thể đó”. “Điều bất lợi hiển nhiên đó là trong nhiều trường hợp (nhưng không phải tất cả), ngoài vị trí của chủ thể chính, chúng ta sẽ có rất ít hoặc thậm chí không có thông tin về bối cảnh để biết rằng còn có ai khác nữa có mặt tại thời điểm đó và vì sao chủ thể lại có những biểu cảm như vậy.”

Photo by Geogre Wolf

Photo by Geogre Wolf

 

Reimer nhận xét: “Tôi cảm thấy ống tele thường gây mấy tính kết nối và không có nhiều lợi ích, như thể tôi đang chụp một chủ thể xa lạ từ khoảng cách xa vậy”.”Tôi chỉ sử dụng ống tele khi tôi không thể tiếp cận với chủ thể hoặc khi tôi muốn trở thành một người lạ không được chú ý đến trong đám đông. Ống tele lúc này cho ra những bước hình lặng lẽ hơn với mức độ phản ánh một sự việc cao hơn. Tôi cũng hay sử dụng ống tele cho những khoảnh khắc riêng tư và thân mật. Một cái nhìn trộm, một cái vuốt ve, một nụ hôn – những hành động được truyền tải bởi cảm xúc”.

Hun có cùng quan điểm rằng các ống tele có khả năng ghi lại các chi tiết và cảm xúc của các chủ thể riêng biệt. “Sẽ rất tuyệt để chụp cận cảnh bằng lens tele, nhưng tôi đã thấy rất nhiều nhiếp ảnh gia lạm dụng cách chụp này cho việc chụp các chủ thể đơn lẻ”. Đồng thời, việc sử dụng ống kính tele sẽ có nhiều nguy cơ bị chen ngang bởi một người vô tình bước qua, làm cản tầm ngắm của bạn trong những khoảnh khắc then chốt. 

Photo by Kathi Littwin

Photo by Kathi Littwin

 

Thỉnh thoảng sẽ có tình huống cho phép bạn dùng ống tele và bỏ qua ống wide, như trường hợp khi Hun ghi lại phản ứng của chú rể trước màn nâng ly chúc mừng vô cùng cảm động của phụ rể đồng thời cũng chính là anh ruột của chú rể. Hun cho biết dường như hai anh em rất thân với nhau, thể hiện ở nét mặt của chú rể khi cô dâu dỗ dành anh. Mặc dù Hun đang chụp bằng ống wide nhưng anh đã đổi sang chụp bức ảnh này bằng ống 50mm tiêu chuẩn vì có một khoảng cách chừng 4.5m – 6m giữa những người đang nâng cốc và cặp đôi. “Tôi quyết định đổi lens qua lại và chụp mỗi bên tách biệt nhau ra vì tôi biết vợ tôi cũng đang chụp quang cảnh này bằng lens wide”.

 

SỰ XAO LÃNG VÀ CÁC PHẢN ỨNG

Khi chụp bằng ống wide bạn phải tiếp cận với chủ thể. Việc đó sẽ tạo nên các phản ứng cũng như sự sao lãng. Người ta sẽ phản ứng như thế nào khi được chụp hình bằng ống tele hay ống wide?

Lau lưu ý rằng tiếp cận bằng ống wide có thể sẽ làm giảm thiểu tối đa sự sao lãng. “Khi tầm ngắm của bạn thật rộng, bạn có thể thường xuyên đặt chủ thể vào các góc của bức hình mà không để họ biết rằng thực tế bạn đang nhắm vào họ”.

Lau tin rằng bạn sẽ phải điều chỉnh khoảng cách giữa mình và chủ thể để có thể xây dựng được một câu chuyện trọn vẹn nhất. Đồng thời anh ấy cũng giữ ý kiến cho rằng việc tiếp cận chủ thể trong những lúc cảm xúc dâng tràn hay những lúc có nhiều hoạt động nhất khi thích hợp và có thể là vô cùng quan trọng. “Nó tạo ra khác biệt giữa một bức ảnh đáng nhớ và một bức ảnh chỉ đơn thuần là một bức ảnh đẹp khác”.

Van De Maele thường bắt đầu bằng việc chụp từ xa, và sau đó tiến lại gần hơn, cho phép chủ thể của anh ta làm quen với tiếng bấm máy và tiếng ống kính hướng về phía họ.

Reimer cho biết khách hàng của cô thường cảm thấy bất an hơn khi cô sử dụng lens tele khi chụp chân dung so với việc nhận ra mình đang được tiếp cận bằng lens wide. “Tôi không hiểu rõ lý do vì sao. Tôi đoán có thể ống tele có gì đó trông nghiêm trọng hơn”.

Đôi khi tiếp cận bằng ống wide có lợi thế ở việc tạo ra được một bức ảnh tự nhiên với những phản ứng chân thật, đặc biệt trong việc chụp chân dung, khi bạn có thể đảm bảo rằng cặp đôi của mình cảm thấy thư giãn trong lúc bạn làm đầy từng khung hình bằng các chi tiết, layer và các vật thể khác.

Reimer cho biết: “Tiếp cận nghĩa là tôi có thể tương tác với cặp đôi nhiều hơn và làm cho họ cảm thấy thoải mái hơn. Chúng tôi làm việc củng nhau thay vì bắt họ phải diễn. Khi sử dụng ống tele là tôi đã vào giữa mình và cặp đôi một khoảng cách và thỉnh thoảng tôi cảm thấy việc này làm chọ họ cảm thấy lạc lõng và cần sự chỉ đạo và hướng dẫn. Mối liên hệ tương tác từ đó biến mất”.

 

ỐNG KÍNH KHÔNG PHẢI LÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH

 

Lau cho biết: “Suy cho cùng, lý do lớn nhất tôi chuộng việc áp sát và tiếp cận riêng tư đó là cảm giác vô hình về sự thân mật mà tất cả các yếu tố này có thể tạo ra khi mọi thứ đã ổn định đúng vị trí. Tôi nghĩ rằng nó giúp chúng ta cảm thấy gắn kết hơn với chủ thể của mình và nâng cao hơn cảm giác về xúc cảm của bản thân. Mặt khác, các shoot hình chụp từ khoảng cách xa rất đáng áp dụng nếu muốn cô lập chủ thể một cách có chủ ý hoặc làm dịu bớt một khoảnh khắc nhỏ nào đấy. Các biểu cảm bình yên của gương mặt và ngôn ngữ hình thể của chủ thể là tất cả những gì cần thiết để kể lại câu chuyện.”

Photo by Hun Kim

Photo by Hun Kim

 

Cuối cùng, các đặc tính của bất kỳ loại ống kính nào – dài hay rộng – là tốt như thế nào là tùy thuộc vào cách chúng ta nhìn nhận. Các công cụ mang tác dụng và ý nghĩa như thế nào là tùy thuộc vào cách thức bạn sử dụng chúng và phụ thuộc vào phong cách chụp hình của bạn. Reimer cho biết: “Dù sử dụng ống kính nào đi nữa thì mục đích chính của chúng ta là bắt khoảnh khắc và cảm xúc để kể lại câu chuyện và cho các cặp đôi xem những thứ mà có thể họ chưa được dịp biết đến trong bữa tiệc của mình. Đối với tôi, khoảnh khắc mới chính là yếu tố quyết định.”

 

(Theo Michael Roney của Hiệp hội Nhiếp ảnh phóng sự cưới)

 

NHỮNG LỜI KHUYÊN HỮU ÍCH CHO VIỆC CHỤP ẢNH BẰNG ỐNG WIDE HAY TELE

  • Mang theo một body thứ hai để có thể nhanh chóng và thuận tiện trong việc đổi tiêu cự. (Theo Hun)

  • Việc dự đoán trước là then chốt của việc chụp bằng ống kính rộng. Điều đó giúp các bạn hình dung được khung cảnh và luôn trong tư thế sẵn sàng sáng tác để bắt đầu tác nghiệp. Thậm chí các bạn nên cố gắng tưởng tượng về việc chụp nhiều kiểu khác nhau đối với cùng một cảnh (Theo Hun).

  • Đừng ngại khi chụp bằng ống kính rộng. Hãy tận dụng mọi cơ hội, tiếp cận và trở thành một phần của các hoạt động. Và hãy luôn nhớ, bạn được phép toàn quyền hành động nhưng nhất định không được trở nên bất lịch sự hoặc thô bạo theo chiều hướng tiêu cực. (Theo Reimer)

  • Hãy thật nhanh và khéo léo như một ninja để có thể chuyển đổi vị trí một cách thật thận trọng cho từng shot ảnh. (Theo Hun)

  • Khi chụp bằng ống tele, hãy giữ yên tiêu điểm và chờ đợi khoảnh khắc. Chụp bằng ống tele đòi hỏi sự kiên nhẫn và và tầm nhìn có chiều sâu. Hãy nghĩ về các chi tiết. Đừng nên chụp với ống tele chỉ vì bạn ngại tiến vào gần hơn. Nếu bạn sử dụng ống kính tele vì lo lắng về việc áp sát vào những hoạt động, tấm ảnh của bạn sẽ trông rất rời rạc và khô khan. (Theo Reimer)

MỘT ĐIỀU QUAN TRỌNG CUỐI CÙNG. CHÚNG TA HÃY THẬT SỰ ĐỐI XỬ TỬ TẾ VỚI NHAU, CHIA SẺ NHỮNG THỨ CÓ THỂ CHO NHAU VÌ MỘT CỘNG ĐỒNG WEDDING PHOTOGRAPHER THẬT SỰ PHÁT TRIỂN.

CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY NẾU CÁC BẠN THẤY NÓ CÓ ÍCH NHÉ.

Bài viết được dịch từ bài viết gốc: "Shooting Wide Lenses vs Long Lenses at the Wedding" 
Link bài gốc:  http://www.wedpix.com/articles/015/wide-angle-long-lens-weddings.html

CÁC BẠN WEDDING PHOTOGRAPHER CÓ NHU CẦU NÂNG KIẾN THỨC VỀ ẢNH CƯỚI THÌ CÓ THỂ THAM KHẢO CHUỖI CÁC LỚP HỌC VÀ WORKSHOP DO KHOI LE TỔ CHỨC TẠI ĐÂY: https://khoilestudios.com/workshop-by-khoi-le/

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM WEBSITE CỦA MÌNH NHÉ 

Read More
Sharing, Khoi Le Workshop Khoi Le Sharing, Khoi Le Workshop Khoi Le

8 cách để tạo cảm hứng cho buổi chụp hình của bạn!

Một bài chia sẻ về các cách để buổi chụp ảnh của các bạn trở nên tuyệt vời hơn.

Bạn đang có một buổi chụp ảnh? Đối với một số người thì đây là điều rất kinh khủng! Bản thân tôi có thể hiểu được, vì tôi cũng không thích đứng trước máy ảnh. Nhưng dù bạn có thích hay không, tôi tin chắc rằng chúng ta sẽ luôn có được một buổi chụp ảnh đính hôn hoặc cặp đôi thành công nhất. Đó sẽ là những bức ảnh chân thật nhất về chính bản thân bạn. Hãy ghi nhớ 8 mẹo dưới đây và tôi chắc rằng bạn sẽ có một bộ ảnh cực "chất"!

1. Chia sẻ mọi thứ với tôi
Sự chân thật là điều kiện tiên quyết và một chút yếu đuối luôn được khuyến khích. Tôi chỉ có thể lột tả một cách chân thật về con người bạn khi bạn cho phép tôi bước vào thế giới của riêng mình. Hãy nhớ lại cách bạn cư xử trong khi chỉ có một mình và đừng ngại ngần thể hiện chúng. Hãy quý trọng những nụ cười ngây ngô lẫn những khoảnh khắc tĩnh lặng đầy yếu đuối. Dĩ nhiên tôi sẽ giúp đỡ bạn trong suốt quá trình chụp ảnh, nhưng tôi cũng cần bạn hợp tác và cho phép tôi hiện diện trong những khoảnh khắc riêng tư của bản thân bạn.

Photo by Katch Silva

Photo by Katch Silva

2. Đừng ngại ngần gì cả
Hãy là chính bạn! Điều này nghe có vẻ quá hiển nhiên nhưng đôi lúc lại thật khó để thực hiện nó. Tôi muốn năng lượng của bạn làm nên màu sắc và cảm xúc của bộ ảnh, chứ không phải bị chi phối bởi suy nghĩ của bạn về buổi chụp ảnh sẽ diễn ra như thế nào. Bạn là một người cởi mở? Hay là một người hướng nội? Tôi muốn trải nghiệm hết tất cả những khoảnh khắc nhỏ bé mà bạn có thể nghĩ là thừa thải. Đừng cố diễn theo những gì bạn nghĩ, tôi muốn bạn là bản thân bạn. Những cảm xúc chân thật nhất luôn ẩn trong những khoảnh khắc bạn cho là không cần thiết.

Photo by Katch Silva

Photo by Katch Silva

3. Hãy mặc theo cách của bạn
Hãy ăn mặc một cách thoải mái, đừng nghĩ nó là một dịp mà bạn phải "trưng diện". Khoác lên người bất cứ trang phục nào giúp bạn thật sự tự tin và thoải mái nhất. Dù là chiếc quần jeans rách hay chiếc váy mùa hè, hãy cứ là chính bạn!

Photo by Katch Silva

Photo by Katch Silva

4. Hãy biến buổi chụp thành một ngày tràn đầy năng lượng
Bạn sẽ không thể ở một trạng thái tốt nhất vào một ngày đầy căng thẳng. Hãy làm cho nó trở nên dễ dàng hơn! Ăn một bữa trưa nhẹ nhàng, cùng thưởng thức thứ đồ uống yêu thích của cả hai, cùng nhau thư giản bằng việc làm tất cả những gì các bạn thích, thay vì phải làm theo một danh sách dài những điều cần làm chụp-ảnh-cưới. Bằng cách đó, các bạn sẽ luôn tràn đầy tình yêu và sự hào hứng dành cho nhau, điều đó làm buổi chụp dễ dàng hơn hết. Hãy để tôi ghi lại hình ảnh của các bạn vào một ngày vô cùng ý nghĩa!

Photo by Katch Silva

Photo by Katch Silva

5. Quên việc "chụp ảnh" đi!
Hãy luôn nhớ rằng bạn không phải ở đó cho tôi. Mà chính tôi ở đây vì bạn, để lưu lại tình yêu của hai bạn. Mục đích của chúng ta không phải chỉ là chụp được những bức ảnh đẹp, mà là để bắt lấy những khoảnh khắc thú vị của cuộc đời bạn, những giây phút mà hai bạn trải qua cùng nhau. Có thể lần cuối cùng bạn được chụp ảnh một cách "chuyên nghiệp" là dịp chụp ảnh kỉ yếu ở cấp 3 đầy ngượng ngùng hoặc một bức ảnh gia đình rất-chuẩn-mực. Tôi hứa rằng buổi chụp ảnh này sẽ không giống như vậy. Vì thế, hãy quên những bức ảnh đi và toàn tâm toàn ý tận hưởng buổi tối của các bạn.

Photo by Katch Silva

Photo by Katch Silva

6. Chọn một môi trường thể hiện được con người bạn

Chắc chắn đó không phải chỉ là vấn đề địa điểm, mà phải là một môi trường bạn có thể hòa mình vào. Khung cảnh, địa điểm và thời tiết sẽ có một tác động không nhỏ đến tâm trạng của bạn cũng như cảm xúc của bức ảnh. Vì vậy, hãy luôn đảm bảo bạn chọn những nơi mà bạn yêu thích. Đó có thể là nhà của bạn, hay một đỉnh núi bao phủ sương mù, bất cứ nơi nào bạn được là chính bạn!

Photo by Katch Silva

Photo by Katch Silva

7. Nắm lấy các yếu tố tự nhiên
Tôi không chỉ nói đến vấn đề thời tiết. Những viên đá, những vết bẩn, những con đường vắng, cơn gió làm rối làn tóc bạn, trang phục của bạn bị vấy bẩn, hay bất kì một yếu tố tự phát hay "không hoàn hảo" khác đều đáng để trân trọng. Nếu trời bắt đầu đổ mưa, chúng ta vẫn sẽ tiếp tục chụp và tận hưởng những điều đó. Việc phải dừng lại giữa mỗi bức ảnh chỉ để chải chuốt lại mái tóc hay vuốt phẳng chiếc váy của bạn sẽ làm bay biến mọi cảm xúc tự nhiên. Tôi muốn giữ nó thật tự nhiên và chân thật nhất. vậy nên hãy mặc kệ chúng!

Photo by Katch Silva

Photo by Katch Silva

8. Để mọi phụ kiện ở nhà
Để những cái túi lớn với đống đồ lỉnh kỉnh ở nhà, và đừng lo lắng về những thứ bạn "có thể" cần. Tôi muốn bạn tỏa sáng bằng chính bản thân bạn và phải thật dễ dàng trong việc di chuyển, bởi vì tôi sẽ ghi lại từng khoảnh khắc nhỏ nhất. Phụ kiện có xu hướng là buổi chụp ảnh tự nhiên trở nên khó khăn hơn, vì vậy sự tối giản luôn được khuyến khích.

Photo by Katch Silva

Photo by Katch Silva

Hãy để tôi ghi lại những thói quen khi hai bạn ở bên nhau, điều đó làm nên sự khác biệt cho tình yêu của các bạn. Tôi hứa sẽ không cố gắng ép bạn vào một khuôn mẫu nào đó, cũng sẽ không ép bạn tạo dáng, mà tôi sẽ tìm cách thích ứng để phù hợp với tính cách của các bạn. Nếu bạn lưu ý đến những mẹo nhỏ này, tôi chắc rằng chúng ta sẽ tạo ra được một bộ ảnh thú vị.

MỘT ĐIỀU QUAN TRỌNG CUỐI CÙNG. CHÚNG TA HÃY THẬT SỰ ĐỐI XỬ TỬ TẾ VỚI NHAU, CHIA SẺ NHỮNG THỨ CÓ THỂ CHO NHAU VÌ MỘT CỘNG ĐỒNG WEDDING PHOTOGRAPHER THẬT SỰ PHÁT TRIỂN.

CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY NẾU CÁC BẠN THẤY NÓ CÓ ÍCH NHÉ.

Bài viết được dịch từ bài viết gốc: "8 Tips to Rock Your Couple Session by Katch Silva" 
Link bài gốc: https://flothemes.com/rock-couple-session-katchsilva/

CÁC BẠN WEDDING PHOTOGRAPHER CÓ NHU CẦU NÂNG KIẾN THỨC VỀ ẢNH CƯỚI THÌ CÓ THỂ THAM KHẢO CHUỖI CÁC LỚP HỌC VÀ WORKSHOP DO KHOI LE TỔ CHỨC TẠI ĐÂY: https://khoilestudios.com/workshop-by-khoi-le/

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM WEBSITE CỦA MÌNH NHÉ 

Read More
Sharing, Khoi Le Workshop Khoi Le Sharing, Khoi Le Workshop Khoi Le

Bố cục 101 - Bài viết của Ben Sasso

Một bài viết rất hay về Bố cục của Ben Sasso được Khoi Le Studios dịch sang tiếng Việt để chia sẻ cho các bạn.

Lời đầu tiên tôi muốn rằng tôi không phải là một bậc thầy về composition (tạm dịch là bố cục). Thật vậy, tôi thậm cũng không quá chuyên về nó lắm. Chính vì điều đó tôi muôn học hỏi composition từ những người cũng giống tôi-không thật sư chuyên về nó – composition. Tiếp tục nhé!. Đây cũng là cái khía cạnh làm cho tôi suy nghĩ trằn trọc nhiều nhất. Tôi hiểu tất cả các luật về composition (và tôi là một người muốn phá vỡ những điều đó một cách có chủ ý), nhưng tôi cũng sẽ không nói đến composition thông qua việc sử dụng ánh sáng và posing các kiểu. Đó là lý do tại sao tôi quyết định viết đôi điều ở đây. Hi vọng rằng có ích với các bạn mới bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh hoặc cần một cái gì đó cơ bản về Bố cục. Nếu bạn cần thật sự (hoặc với những bạn muốn tìm kiếm cảm hứng) thì enjoy bài này nhé!

27522240534_30a550c2f0_h.jpg

SEPARATION - ĐỐI LẬP

Một trong điều tôi “khoái” nhất trong việc chụp mẫu “killer portrait” đó là sự đối lập giữa chủ thể và hậu cảnh “background” vì nó có thể hướng sự chú ý của độc giả vào cái tôi muốn. Điều này có nghĩa là chủ thể có thể sáng - nổi bật và “Background” có thể tối và ngược lại, hoặc là sự đối lập về màu sắc, tương phản vân vân và vân… Xin hãy xem các hình bên dưới (ở trong link của tác giả đó các bạn) để có thể hiểu rõ hơn về ý của tôi về sự đối lập. Cái chấm bên trái thì có thể là hình dáng của background cho nên nó kể thể bằng cách nào đó che dấu hoặc chìm đi trong khi cái chấm bên phải thì đối lập lại nên sẽ nổi bật rõ hơn.

29940685046_7bc3f197c6_b.jpg

Một vài bức hình trong link của tác giả, các bạn coi xong là hiểu ngay nhé!

CONTAX 645 + Portra 400

CONTAX 645 + Portra 400

 

Lý do tôi chọn cái Frame - khung hình này là vì bạn có thể nhìn thấy được tầm ảnh hưởng mà sự đối lập có thể mang lại. Sự đối lập thể hiện rõ giữa bên phải và bên trái của gương mặt mẫu. Phía bên phải gương mặt được làm sang tiệp với background. Bên phải được làm tối hơn cho nên nó làm nổi bật khuôn mặt hơn!

5DII + 35L

5DII + 35L

 

Đây là lý do tại sao phải chú ý vào quần áo một chút. Vì bộ quầo áo của Ashley trong bức ảnh này có vẻ tối, cho nên shots này sẽ không đẹp lắm. Vì cô ấy có thể bị tệp “blended” vào background tối màu và sẽ không nổi bật trong bức ảnh, failed!. Không phải chúng ta lúc nào cũng để ý “control” vào mẫu mặc cái gì, nhưng để ý một chút thì tốt hơn, đặc biệt là background đang thế nào để có thể làm nổi bật lên chủ thể!

NATURAL FRAMES - NHỮNG FRAME TỰ NHIÊN

Bất cứ ở đâu, các bạn cũng có thể tìm thấy và tận dụng các khung cảnh xung quanh để tạo thành một  “frame” cho mình. Hãy dùng nó để bố cục lại bức hình và để chủ thể của bạn vào đó để mà nhấn mạnh và hướng mắt người xem vào tập trung hơn. Có 3 ví dụ để minh họa cho ý của tôi về điều này, ví dụ như một cái cửa sổ, một cái lỗ được hình thành từ hòn đá hoặc là cái cửa nào đó v.v…. Bạn có thể tìm thấy ở bất cứ đâu, từ bất cứ cái gì và nó thật sự tuyệt vời để tạo nên điểm nhấn cho bức ảnh của bạn với chủ thể được nổi bật lên ở trông đó!

5DIII + 35L

5DIII + 35L

 

Khi tôi tìm kiếm góc chụp cho bức ảnh này, tôi thấy một mỏm đá nhỏ ở giữa hai vách đá lớn và tôi biết đó là điểm mà tôi sẽ đặt chủ thể vào. Cần lưu ý là khi dùng các frame tự nhiên này thì các bạn đừng đặt chủ thể quá sát với cạnh của frame. Để chủ thể của mình cách ra một khoảng với các cạnh của frame sẽ cho cảm giác dễ chịu hơn rất nhiều, không làm cho người xem có cảm giác chủ thể bị kẹt trong cái frame đó.

5DIII + 35L

5DIII + 35L

Framing chính là đặt chủ thể, mẫu vào đúng điểm nhấn của bức hình, background. Nếu tôi chụp bức ảnh ở trên mà để lệch sang trái hoặc phải thì cái ý nghĩa của Framing (bố cục tấm hình bằng các khung hình tạo nên từ những vật xung quanh) sẽ mất đi ý nghĩa. Trong bức ảnh trên, chủ thể sẽ rất tốt và hoàn hảo nếu được đặt vào giữa frame được tạo thành từ các hòn đá, nó tạo nên sự thoải mái cho bức hình và chủ thể rất relax, vui vẻ và cởi mở hơn thay vì làm cho bức ảnh quá kịch tính khi bố cục kiểu khác, nhấn mạnh hay tạo áp lực mạnh hơn.

CREATING FRAMES - TỰ TẠO FRAMES

Ngay tip trước, khi tôi nói “bạn có thể tìm thấy frames ở bất cứ đâu…” thật ra xạo đó, sorry! Nhiều khi cũng không dễ để tìm thấy nhưng cũng đừng có lo, tự tạo cũng được vậy! thật vậy, khi nói đến posing không có nghĩa là tạo dáng này nọ mà thật ra posing còn có một vai trò khác lớn hơn nhiều, đó là composition, hướng mắt người nhìn vào điểm mình muốn chụp hoặc nhấn mạnh. Cho nên lợi dụng điểm đó bạn có thể tạo lên các frames, ví dụ như dừng cánh tay để tạo nên chẳng hạn!.

5DIII + 35L

5DIII + 35L

Tôi muốn một chút gì đó vui vui gợi nhớ về những cô bé trung học đối với shoót này. Tôi cứ vừa chụp vừa tìm kiếm xung quanh xem có gì hay ho, nhưng hầu như không có hoặc hoàn toàn ko có ích lắm. Tuy nhiên, thay vào đó tôi có thể dùng chính những cánh tay để tạo nên điều đặc biệt, tạo frame cho bức ảnh.!

5DIII + 35L

5DIII + 35L

Đối với shot này, tôi có một chút khó khăn (chắc là xung quanh hơi rối), nên tôi dung cách chụp từ dưới lên để thấy cảm giác thoải mái bay lượng này nọ và tôi dung bàn tay để frame lại khuôn mặt và biểu cảm. Bạn có thể thấy một trong những sở thích của tôi là chụp mẫu với một cái nón. Vì nó vô tình sẽ tạo ra một cái vòng tròn để frame khuôn mặt mẫu vậy .

ĐƯỜNG DẪN

5DIII + 35L

5DIII + 35L

Có một thứ hiển nhiên khi các bạn muốn biết về compostion đó là đường dẫn “leading lines”. Nó sẽ tạo nên hướng nhìn, dẫn mắt người xem tập trung vào điểm mà muốn nhấn vào trong bức ảnh của bạn. Và có thể nói là có muôn vàn cách để tìm đường dẫn đó , ngọn núi, nhánh cây, con đườngv..v.v. Nếu bạn có thể tìm được một đường dẫn kiểu kiểu vậy thì bạn sẽ tạo nên một điểm nhấn rất mạnh vào chủ thể hoặc điểm nhấn của bức ảnh của bạn đó

Hướng dẫn tìm đường dẫn 101 :

  1. Tìm những đường dẫn dễ thấy.
  2. Tận dụng nó để hướng vào chủ thể của mình.
  3. Thành công!
31261763675_89ec52d990_h.jpg


Tôi rất thích là một người thích sự tối giản, chính vì lẽ đó bạn sẽ thấy ảnh của tôi luôn hướng tới một cái gì đó đơn giản hóa, và chỉ có chủ thể của tôi là nổi bật trong đó mà thôi. Và thật hay khi chúng ta có thể tự tạo ra các đường dẫn (chủ yếu là sự dụng chân hay tay) để tạo nên một bức ảnh đẹp mà lại đơn giản không quá cầu kỳ.

VARIETY IN A SET - ĐA DẠNG

Không phải ai cũng là “siêu” nhân đến nỗi chỉ cần một tấm hình thôi là đủ, là nói lên được mọi thứ. Phần lớn các bạn đọc bài này đều là wedding photographer, chụp mẫu này kia và thường công việc của các bạn là cung cấp ảnh cho khách hàng của mình. Đối với tôi, thường thì tôi cung cấp khoảng 20-40 tấm đẹp nhất và hoàn hảo nhất cho khách hàng của mình, đặc biệt là khoảng 400 tấm đối với một wedding-đám cưới. Và đó cũng là quá nhiều để phải suy nghỉ đắn đo rồi. Cái quan trọng ở đây là, kéo sự chú ý và luôn làm hài lòng khách hàng và người xem qua các bức ảnh của mình. Cũng như khi bạn share trên website của bạn hoặc blog cá nhân của bạn, chúng ta đều phải chú ý đến cái quan trọng nhất là làm sao không để cảm xúc của người coi bình bình, hoặc nhàm chán khi xem bức ảnh nào cũng như bức nào, cùng 1 style chụp.
Sự sáng tạo tạo nên sự thú vị! luôn tìm tòi sáng tao trong các bức ảnh của chính mình, tránh sự lập lại, trùng lặp sẽ tạo nên sự nhàm chán. Hãy nhớ điều đó khi thực hiện những buổi chụp của các bạn. khi bạn chỉ có các bức ảnh với các background to, rộng lớn kiểu style “con kiến” (nghĩa là mẫu nhỏ xíu trong khi background chiếm hơn 90% bức hình), bạn có thể làm người xem cảm thấy chán vì luôn nhìn vào cảnh-background hơn là mẫu. Trong khi bạn có nhiều kiểu ảnh hơn, chụp wide, chụp cận, chụp trên xuống hay dưới lên hoặc trái qua, phải lại v..v.v bạn sẽ khiến người xem cứ phải coi tiếp, coi tiếp để xem cái gì sắp tới và sắp tới. Tất nhiên là sẽ thú vị hơn rất nhiều rồi!

124-exp-co.gif

BACKGROUND FIRST SUBJECT SECOND

Một trong những tips tôi có thể khuyên các bạn ở đây là, quan sát background trước rồi mới tới subject. Suy nghĩ xem mình có thể làm gì với nó, làm sao để đặt chủ thể-mẫu vào một cách đẹp nhất, nhẹ nhàng và vừa vặn nhất, làm sao có thể sử dụng được Lines, frames này kia để hướng mắt người xem vào mẫu…
1. Tìm background.
2. Tìm điểm tốt nhất để mẫu có thể nổi bật trong đó.
3. Để chủ thể vô và vận dụng kỹ năng vốn có để làm nổi bật mẫu.

5DIII + 50L

5DIII + 50L

 

Nếu như bạn tự hỏi tôi như thế nào khi tôi đi chụp, thì phải nói là nhìn nó rất quái đản. Nếu không chụp, không làm gì thì tôi thường đi vòng vòng, quan sát chỗ này chỗ kia, kiểu cứ tìm tìm rồi suy nghĩ mườn tượng xem khi chụp chỗ này sẽ ra làm sao, chỗ kia sẽ như thế nào. Thường thì tôi thích tìm chỗ nào có những line hướng vô mẫu, background đơn giản hoặc chỗ nào tạo thành frames. Cho nên, điều cuối cùng chốt lại tôi muốn nói vẫn là Background trước và sau đó hình dung xem sẽ đặt chủ thể vào đó như thế nào.

DISTRACTION - NHỮNG CHI TIẾT THỪA

Đôi lúc tìm được một bức hình bố cục-composition tốt thì lại bị rối bởi mấy thứ không cần thiết. “Nếu có những thứ không đáng có trong bức ảnh” làm bức ảnh bị rối hoặc bị chi phối bởi mấy thứ không cần thiết. Tôi thường remove tỉ mỉ nó đi bởi Photoshop ví dụ như mấy đốm đen ở giữa chỗ sáng, hạt sạn trên nền đất này nọ hoặc như mấy cái thuyền ở hình bên dưới:

31150957441_5c011170aa_h.jpg

Sau khi remove "chi tiết thừa":

screen-shot-2017-08-09-at-12.22.36-1024x687.png

 

Tôi thường tự hỏi là “nó có tốn nhiều thời gian không?” Vâng nó có tốn, nhưng mà nó đáng để làm vậy, đặc biệt là với phong cách kiểu chụp của tôi thì nó khá quan trọng. Vì để luôn giữ mọi thứ luôn cân bằng và đơn giản đi thì đôi lúc mình cũng phải tốn một chút thời gian nhưng mà nó xứng đáng để làm vậy.

WHAT YOU DON’T SHOW

Cái mà bạn không muốn thể hiện, nó cũng quan trọng như cái bạn muốn thể hiện để đưa vào bức hình vậy. Ví dụ như bạn không muốn cắt đôi mắt ra khỏi bức hình là vì bạn không muốn người xem chú ý vào đôi mắt, một điều rất tự nhiên đối với bản năng của con người khi nhìn vào bức hình là sẽ dễ tập trung vào đôi mắt nhất. Bằng cách crop đôi mắt ra khỏi frame của hình chính là cách để bạn hướng người xem phải chú ý vào các details khác của chủ thể ví dụ như, đôi tay đang nắm chặt hoặc nụ cười thật đẹp của mẫu…!

5DIII + 50L

5DIII + 50L

Chi tiết trong bức hình này có cảm giác gì đó yên bình, yên tĩnh cho nên tôi không muốn để một thứ gì đó có tính cách quá lớn, quá “ồn ào” như đôi mắt vào bức hình này, vì nó sẽ làm người xem hướng vào đôi mắt nhiều hơn thay vì phải xem những chi tiết nho nhỏ, yên tĩnh như là nụ người, đôi tay, chiếc khuyên mũi và cặp nhẫn.

MỘT ĐIỀU QUAN TRỌNG CUỐI CÙNG. CHÚNG TA HÃY THẬT SỰ ĐỐI XỬ TỬ TẾ VỚI NHAU, CHIA SẺ NHỮNG THỨ CÓ THỂ CHO NHAU VÌ MỘT CỘNG ĐỒNG WEDDING PHOTOGRAPHER THẬT SỰ PHÁT TRIỂN.

CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY NẾU CÁC BẠN THẤY NÓ CÓ ÍCH NHÉ.

Bài viết được dịch từ bài viết gốc: "Composition 101" của Ben Sasso.
Link bài gốc: http://bensasso.com/blog/composition-101/

CÁC BẠN WEDDING PHOTOGRAPHER CÓ NHU CẦU NÂNG KIẾN THỨC VỀ ẢNH CƯỚI THÌ CÓ THỂ THAM KHẢO CHUỖI CÁC LỚP HỌC VÀ WORKSHOP DO KHOI LE TỔ CHỨC TẠI ĐÂY: https://khoilestudios.com/workshop-by-khoi-le/

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM WEBSITE CỦA MÌNH NHÉ 

Read More
Sharing Khoi Le Sharing Khoi Le

Small gift from Khoi Le Studios for my lovely clients.

A small gift for my lovely couple. These are not the perfect ones in terms of glossiness or wonderful locations that were carefully planned before the trip. These are what happened during the time that we took prewedding photoshoot in Sapa.

A hundred percent of these photos are real moments and not under any guidance or influence from photographer. I will capture your love as the way it is. I hope with these behind the scenes photos, my clients will have an interesting view about a prewedding photoshoot.

It is also enjoyable to watch while waiting for the final album to be finished.

A small gift for my lovely couple. These are not the perfect ones in terms of glossiness or wonderful locations that were carefully planned before the trip. These are what happened during the time that we took prewedding photoshoot in Sapa. A hundred percent of these photos are real moments and not under any guidance or influence from photographer. I will capture your love as the way it is. I hope with these behind the scenes photos, my clients will have an interesting view about a prewedding photoshoot. It is also enjoyable to watch while waiting for the final album to be finished.

Let's come to #KhoiLeStudios to have a totally different experience about prewedding photoshoot, to make the session a happy trip full of good memories and to get you a journalism behind the scenes album which will more or less makes your prewedding album everlasting.


Một món quà nhỏ mà mình dành tặng cho cặp đôi dễ thương này. Đây không phải là những bức ảnh prewedding lung linh được chụp ở những địa điểm đẹp đẽ được lên kế hoạch từ trước mà đây là những gì đã diễn ra trong suốt quá trình bọn mình thực hiện bộ ảnh prewedding ở Sapa. 100% những bức ảnh này là khoảnh khắc tự nhiên và không chịu bất kỳ một sự tác động, khơi gợi hay sắp đặt nào của photographer. Các bạn yêu nhau như thế nào, thể hiện tình cảm với nhau ra sao thì mình sẽ chụp lại như thế...
Hy vọng với những bức ảnh behind the scene này các cặp khách hàng của mình sẽ có cái nhìn thú vị hơn về việc đi chụp ảnh prewedding. Trong khi chờ đợi album cuối cùng hoàn tất, thì việc ngồi xem lại những bức ảnh này cũng là một điều thú vị 🙂

Đến với Khoi Le Studios để có một cảm nhận hoàn toàn khác về việc chụp ảnh prewedding, biến buổi chụp thành một chuyến đi chơi thật sự vui vẻ và nhiều kỷ niệm và có được thêm một bộ ảnh BTS đúng chất phóng sự để góp phần làm cho bộ ảnh prewedding có giá trị lâu dài hơn với thời gian nhé!

Read More